4C’s of Diamonds là gì?
4C’s of Diamonds có nghĩa là tiêu chuẩn 4C kim cương được sử dụng để xác định giá trị của kim cương. Mỗi yếu tố trong tiêu chuẩn trên biểu thị một ý nghĩa về chất lượng của viên đá quý. Cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn về tiêu chuẩn 4C trong chia sẻ dưới đây nhé.
4C’s of Diamonds là gì?
Kim cương là một loại vật chất quý hiếm có thành phần chính là carbon. Chúng giữ vị trí đầu tiên trong danh sách các loại đá quý trên thị trường hiện nay. Để xác định giá trị kim cương, các chuyên gia đã đặt ra bộ tiêu chí riêng là tiêu chuẩn 4C .
4C là cách gọi tắt của các từ Color – Carat – Cut – Clarity. Mỗi yếu tố quy định những thước đo riêng cho viên kim cương. Chúng được sử dụng làm nền tảng cho việc định giá kim cương trên thị trường.
Các tiêu chí trong tiêu chuẩn 4C
Tiêu chuẩn 4C được Trung tâm đá quý Hoa Kỳ (GIA) đặt ra với 4 tiêu chí chính. Mỗi yếu tố thể hiện một ý nghĩa riêng trong kiểm định chất lượng kim cương.
Color – Màu sắc kim cương
Người ta phân chia màu sắc của kim cương thành 5 mức: không màu, gần như không màu, màu nhạt, màu rất nhạt và vàng nâu nhạt. Người ta sử dụng các ký tự từ D – Z trong bảng chữ cái để biểu thị cho cấp độ màu. Kim cương có màu sắc trong suốt sẽ được định giá cao hơn.
Hiện nay, kim cương lưu hành trên thị trường thường không có màu. Trong đó, nhóm màu G – H – I được quan tâm nhiều nhất, bởi giá của chúng phù với điều kiện chung của khách hàng.
Carat – Trọng lượng kim cương
Carat có vai trò quan trọng trong việc xác định giá bán của kim cương. Những viên đá có trọng lượng càng lớn sẽ có giá bán rất cao. Do phải khai thác hàng triệu viên cương mới có được một viên có kích thước lớn.
Giá trị của kim cương được thể hiện rõ nhất trên những viên có màu sắc khác lạ. Thực tế cho thấy, giá của kim cương màu 2 carat có thể gấp 5 lần so với kim cương không màu cùng trọng lượng.
Cut – Giác cắt trong 4C’s of Diamonds
Cách cắt có ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng tán sắc, độ sáng của kim cương. Dạng cắt có vai trò quan trọng trong việc tạo nên giá trị của viên đá.
Khi mới khai thác, viên kim cương nguyên thủy có vẻ bề ngoài thô ráp. Sau khi được cắt gọt, mài giũa và đánh bóng mới giúp viên đá có được vẻ sáng bóng thường thấy. Trong kỹ thuật chế tác, người ta sẽ áp dụng các tỷ lệ phù hợp để kim cương có độ lấp lánh tốt nhất.
GIA chia mức độ cắt mài của kim cương thành 5 cấp từ thấp đến cao. Bao gồm: Poor, Fair, Good, Very Good và Excellent. Mỗi cấp độ sẽ ảnh hưởng đến khả năng chiếu sáng và phát lửa của kim cương.
Clarity – Độ trong
Độ trong còn gọi là độ tinh khiết của kim cương. Trong 4C’s of Diamonds, độ trong được phân thành 11 cấp độ với 5 nhóm chính. Người ta thường sử dụng kính lúp để xác định vết gãy, xước khi đánh giá chất lượng kim cương.
Những nhược điểm trên khó nhìn thấy bằng mắt thường và không làm ảnh hưởng đến chất vẻ đẹp của kim cương. Tuy nhiên, nếu mua kim cương với mục đích cất giữ thì khách hàng nên chọn những viên Flawless là tốt nhất.
Bài viết đã giải đáp những nội dung chính trong tiêu chuẩn 4C’s of Diamonds dành cho bạn. Hy vọng sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức trong việc lựa chọn kim cương. Chúc các bạn sẽ lựa chọn được những viên kim cương phù hợp.
Bạn hãy xem thêm:
- Bảng giá kim cương GIA
- Kim cương viên rời GIA
- Nhẫn kim cương tự nhiên đẳng cấp – sang trọng