Các yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của kim cương tự nhiên
Nhắc đến kim cương là chúng ta hiểu rằng đó là những trang sức sang trọng, đắt giá, giúp nâng tầm phong cách. Nhưng liệu bạn đã biết đúng giá trị đích thực của kim cương nằm ở đâu chưa? Tham khảo ngay bài viết này để có cho mình câu trả lời phù hợp nhất nhé.
Dựa trên thang đo 4C
Giá trị từ màu sắc (colors)
Đánh giá sự thiếu vắng màu trong một viên kim cương để xác định giá trị cho viên đá quý ấy. Bởi nếu màu xuất hiện càng ít thì giá trị càng cao. Thang màu được đánh giá theo hệ thống ký hiệu D (không màu) và tiếp tục xuống thang E, F, G, H, I, J,…, Z. Con số càng về cuối thì chất lượng càng giảm và giá trị cũng vì thế mà không được cao bằng các con số đánh giá gần thang D hơn.
Giá trị từ tinh khiết (clarity)
Đánh giá sự xuất hiện và vị trí các vết xước, hạt bụi, cặn bẩn trong và ở bề mặt kim cương. Theo đó, khi càng ít khuyết điểm thì giá trị của viên kim cương càng cao. Độ tinh khiết được chia thành nhiều cấp độ như FL (flawless – không có khuyết điểm), IF(internally flawless – không có vết bẩn bên trong)…
Giá trị từ trọng lượng (carat weight)
Khi một viên kim cương có cả hai tiêu chí trên, thì viên nào có khối lượng lớn hơn thì sẽ có giá trị cao hơn. Đây có lẽ là yếu tố mang tính điển hình và giá trị rõ ràng nhất. Bởi carat là đơn vị đo lường tiêu chuẩn và thông dụng để xác định giá trị cho mỗi một viên kim cương.
Giá trị từ giác cắt (cut)
Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng để tạo nên giá trị của kim cương. Điều này cả bao gồm độ cân đối, độ đối xứng và độ bóng. Bởi cách cắt là điều thực sự làm tôn trọn vẻ đẹp lấp lánh của kim cương. Nếu cắt chuẩn và chính xác, viên kim cương sẽ lấp lánh, rực rỡ hơn vì tất cả ánh sáng chiếu vào đều được khúc xạ và phản xạ hoàn toàn ra mặt trên. Các cấp chế tác kim cương được chia thành excellent (xuất sắc), very good (rất đẹp), good (đẹp).
Bên cạnh đó, có những kỹ thuật chế tác đặc biệt có nhiều ý nghĩa đằng sau mỗi sản phẩm trang sức cũng sẽ góp phần quyết định giá trị của kim cương. Ví dụ như, kỹ thuật cluster setting sẽ ghép các viên kim cương nhỏ với nhau, để làm được điều này thì người nghệ nhân phải thực hiện khéo léo, tỉ mỉ sao cho kim cương ghép vào chắc chắn, không lộ chấu và vẫn đảm bảo độ sáng rực rỡ nhất.
Những đặc điểm cơ bản để phân biệt kim cương và các đá thay thế
Thứ nhất, kim cương tự nhiên có khả năng dẫn nhiệt cao hơn hẳn cubic zirconia (CZ), topaz, saphir, beryl… Bạn có thể dùng bút thử kim cương để kiểm tra. Nguyên lý hoạt động của bút thử kim cương cũng vì thế mà thành: đo lường sự phản xạ của các tia sáng và phản ứng nhiệt của sản phẩm để xác định.
Thứ hai, kim cương tự nhiên và kim cương CZ thường được chế tác theo kiểu tròn tiêu chuẩn có 57 hoặc 58 giác. Nhưng với một viên cùng kích thước, kim cương CZ có thể nặng gấp gần hai lần kim cương tự nhiên, do tỷ trọng của nó lớn hơn.
Thứ ba, kim cương tự nhiên có độ bóng rất tốt, các giác sắc nét nên sẽ lấp lánh hơn kim cương CZ rất nhiều.
Trên đây là những điểm tạo nên giá trị và phân định khác biệt giữa các loại kim cương với nhau. Các bạn nên dựa vào đây để hiểu hơn về lựa chọn kim cương của mình sẽ đem lại những giá trị như thế nào trong đời sống. Cũng mong rằng các bạn sẽ không quá tốn thời gian và công sức trong việc tìm hiểu giá trị của kim cương là như thế nào.1
Bạn hãy xem thêm:
- Bảng giá lẻ kim cương tự nhiên GIA mới cập nhật
- Bảng giá kim cương sỉ GIA
- Trang sức kim cương tự nhiên GIA
Hiện tại Jemmia có 3 Showroom để quý khách hàng trải nghiệm trực tiếp kim cương tự nhiên có chứng nhận GIA tại:
- TP.HCM: 413 Huỳnh Văn Bánh, Phường 11, Quận Phú Nhuận, TP.HCM – Hotline: 0775 110 111
- Hà Nội: 63 Kim Mã, Quận Ba Đình , Hà Nội
- Đà Nẵng: 195 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng