Cẩn thận tránh mất tiền oan khi lựa chọn không đúng kim cương nhân tạo
Có một tình huống như thế này: Khi ta đặt cạnh một viên Moissanite và một viên kim cương nhân tạo, nhiều người sẽ không thể phân biệt được. Vấn đề này đến từ vẻ đẹp, tính thẩm mỹ bên ngoài của mỗi viên đá là rất tương đồng. Nhưng nếu đi sâu vào bên trong, ta sẽ thấy được sự khác biệt, đặc biệt là trên từng khía cạnh nhỏ lẻ của mỗi viên đá quý. Vậy, làm thế nào để tránh được việc mất tiền oan khi mua nhầm, mua hớ một món món đồ trang sức? Hãy tìm hiểu điều ấy trong bài viết sau để được rõ hơn nhé.
Nguồn gốc xuất xứ của Moissanite lẫn kim cương nhân tạo
Kim cương tự nhiên, nhân tạo hay Moissanite đều có nhiều nét tương đồng về tính chất vật lý, giá trị lẫn thẩm mỹ. Chính những điều ấy tạo nên sức hút, sự hấp dẫn cho từng viên đá quý, qua đó mà khiến chúng được nhiều người săn lùng, lựa chọn để để đính lên món đồ trang sức nhằm làm đá chủ.
Kim cương tự nhiên với đẳng cấp, vẻ đẹp tiêu chuẩn, trường tồn theo thời gian và chắc chắn không gì lay chuyển.
Moissanite sinh sau đẻ muộn, không hề kém cạnh với kim cương tự nhiên ở trong rất nhiều khía cạnh lẫn tính chất.
Kim cương nhân tạo lại thiếu đi tính vẹn nguyên, gần gũi với thiên nhiên bởi nó được sinh ra nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của con người. Do thế, những đặc tính, giá trị của chúng là tương đối thua kém khi so với kim cương tự nhiên và ngay cả là Moissanite nếu cùng giá thành.
Tuy thế, kim cương nhân tạo trên thị trường hiện nay lại thường bị đánh tráo bởi đá Cucbic Zirconia (hay còn được gọi là ECZ,CZ). Chúng có những đặc tính quang học, vật lý lẫn thẩm mỹ tương đồng kim cương tự nhiên, nhưng có sự kém cạnh rõ nét và có thể phân biệt ngay bằng mắt thường. Đá ECZ hay CZ chúng là các tinh thể nhân tạo được tạo từ bột zirconium oxide có độ tinh khiết cao, với điều kiện lý tưởng là nhiệt độ và áp suất lớn.
Việc phân định đâu là kim cương nhân tạo, đâu là Moissanite và đâu là đá CZ,ECZ là cả vấn đề với người không chuyên. Chính từ đây, dẫn đến những tình huống rủi ro không đáng có như, sử dụng một thời gian thì thấy đá chủ xuống cấp, đi vệ sinh mới hay đó là đá ECZ,CZ chứ không phải là Moissanite như cam kết ban đầu; hay người mua bị mất tiền oan khi mua Moissanite với giá kim cương nhân tạo…
Những tình huống này, đẩy thiệt hại về phía người dùng, làm giảm niềm tin vào món đồ đá quý của một bộ phận người dùng trang sức. Để tránh vấn đề này, không gì đơn giản hơn việc mỗi người dùng cần tự trang bị những kiến thức để có thể nhận diện, phân biệt các loại đá quý thông dụng hiện đang có trên thị trường.
Moissanite và kim cương nhân tạo tương đồng về vẻ đẹp, nhưng chênh lệch về thông số như thế nào?
Với phương pháp quan sát thông thường, Moissanite và kim cương nhân tạo đều đáp ứng được những yêu cầu thẩm mỹ nhất định của người dùng. Điều này, xét một cách chủ quan, thì người dùng lựa chọn loại đá quý nào để làm đá chủ cho món trang sức của mình cũng đều được.
Nhưng để đánh giá khách quan, nhìn nhận một quá trình sử dụng dài lâu, thì rõ ràng kim cương nhân tạo kém lại, tỏ ra hụt hơi hơn rất nhiều.
Cũng tương tự như với kim cương tự nhiên, Moissanite và kim cương nhân tạo đều được đánh giá chất lượng qua tiêu chuẩn 4Cs. Đây là những hạng mục để đánh giá đặc tính vật lý, chất lượng cũng như tính tính thẩm mỹ mà mỗi viên đá quý có thể đem lại. Sử dụng 4Cs cũng giúp người dùng nhìn thấy sự sai khác, đánh giá chất lượng của từng viên đá quý phù hợp và chuẩn xác hơn.
Đầu tiên, là màu nước (color). Màu nước của viên đá quý theo thang đo lần lượt là: không màu, gần không màu, hơi có màu, nhạt và vàng nhạt. Đây là tiêu chuẩn thể hiện sự tinh khiết của viên đá quý.
Với Moissanite, tiêu chuẩn này tương đồng với kim cương tự nhiên, khi màu nước trải dài từ không màu cho đến vàng nhạt tùy viên đá quý. Còn ở kim cương nhân tạo, không màu và gần như không màu thường khá hiếm, còn có màu lẫn vàng nhạt lại đặc trưng. Và những viên không màu thì giá thành có khi lại vượt quá cả kim cương tự nhiên.
Với đá CZ, ECZ nó vốn dĩ là không có màu là một dạng pha lê và được sản xuất nổi tiếng nhất trên thế giới đó là tại công ty Swarovski một công ty chuyên về các sản phẩm làm từ pha lê có trụ sở tại Wattens, nước Áo. Trong quá trình chế tác, người ta thực hiện phản ứng bổ sung oxit kim loại để tạo nên các màu sắc khác nhau, do đó khi quan sát kỹ một viên đá CZ, ECZ ta thấy nó trong và giống pha lê hơn là giống kim cương tự nhiên.
Tiếp theo, là trọng lượng, đo bằng carat. Moissanite với mỗi cm3 thì nặng khoảng 3.21 gram, còn với kim cương nhân tạo thì cao hơn rất nhiều, cụ thể là 3.52 gram. Trọng lượng nặng hơn tức cùng carat, kim cương nhân tạo sẽ nặng hơn rất nhiều so với Moissanite, khi chế tác thành viên đá chủ sẽ tạo nên một sức nặng đáng kể cho người dùng và làm tốn kém hơn rất nhiều nếu sử dụng một món trang sức kim cương tổng hợp thay vì là trang sức Moissanite.
Thứ ba, chính là giác cắt (cut). Kim cương nhân tạo có độ cứng tuyệt đối nhưng do việc chế tạo nó rất khó khăn: Năm 1953, người ta đã sản xuất ra kim cương nhân tạo có giá thành bằng 50% kim cương thiên nhiên và hiện nay giá thành khoảng 30%. Loại kim cương này tuy có độ cứng hoàn hảo nhưng màu và độ sạch kém, không đạt chuẩn ngọc quý trong trang sức. Năm 1970, Mỹ sản xuất thành công kim cương quý tổng hợp có đầy đủ tính chất hóa học như kim cương thiên nhiên. Tuy nhiên, giá thành của loại này cao hơn kim cương tự nhiên gấp nhiều lần nên hiếm khi xuất hiện trên thị trường mà màu và độ sạch kém nên việc tạo nên các giác cắt tinh xảo, nhiều góc cạnh như fancy cut ở Moissanite là điều không khả thi. Do thế, kim cương nhân tạo thường không xuất hiện và có được những giác cắt như với Moissanite.
Cuối cùng là độ trong (clarity). Độ trong phản ánh các vết trầy, bẩn có trong viên đá quý. Một khía cạnh khác của tiêu chuẩn này, là phản ánh sự lấp lánh. Moissanite có chỉ số chiết suất ánh sáng khoảng 2.670 màu và độ sạch cao hơn nhiều so với kim cương nhân tạo cùng giá thành.
Những tiêu chuẩn trên đây phản ánh sự khác biệt giữa các viên đá quý là như thế nào. Người dùng có thể thông qua quan sát trực tiếp bằng mắt, cảm nhận trên tay để nhìn thấy sự sai khác, thiếu tương đồng giữa từng viên đá quý là như thế nào.
Giá trị và giá thành của Moissanite lẫn kim cương nhân tạo là gì?
Giá trị của kim cương nhân tạo là quá cao khi so sánh với một viên kim cương tự nhiên vì bản chất giá trị, và đẳng cấp của chúng là khác nhau hoàn toàn, kim cương tự nhiên có thể là kênh lưu trữ tài sản, tăng giá theo thời gian nếu chọn lựa được những viên kim cương đẳng cấp còn kim cương nhân tạo thì mất giá theo thời gian và yếu tố công nghệ vì việc tạo ra chúng ngày càng dễ dàng. Giá của một viên kim cương nhân tạo hiện nay tiệm cận giá của kim cương tự nhiên vì chi phí tạo ra chúng trong phòng thí nghiệm quá tốn kém.
Còn trong khi đó, Moissanite rất rẻ, đặc biệt khi so với một viên kim cương tự nhiên, khi giá thành của nó chỉ bằng 1/50 đến 1/70 lần của kim cương tự nhiên. Điều này giúp Moissanite có thể tiếp cận được nhiều người hơn, nhiều món trang sức chất lượng và thời thượng hơn được ra đời.
Giá trị của đá ECZ,CZ tạo là giúp người dùng có thêm lựa chọn để làm phụ kiện, hỗ trợ cho các món trang sức mang tính thẩm mỹ nhưng giá trị thấp, và không có được sự sang trọng
Cho nên, nếu dùng làm đá chủ, thì chất liệu kim cương tự nhiên được xem là chuẩn mực đẳng cấp, giá trị cao. Nhưng nếu dùng dài lâu, như một người sành trang sức mong muốn không bị nhàm chán bởi sự đơn điệu trong số lượng trang sức kim cương mà mình sở hữu, thì Moissanite lại là lựa chọn hợp lý và ổn hơn cả.
Giá của mỗi viên Moissanite 1 carat chuẩn nước thường dao động trong khoảng 5 triệu đồng. Còn trong khi đó, ECZ,CZ dao động từ 100 nghìn với vài trăm nghìn tùy số lượng. Sự chênh lệch về giá thành này phản ánh rõ giá trị của từng viên đá quý. Do thế, người dùng cần cẩn trọng, tránh mua phải hàng kém chất lượng, bị đánh tráo và lừa đảo, khiến món trang sức nhanh xuống cấp và mất đi giá trị theo thời gian.
Kết luận lại, người dùng khi có nhu cầu, tùy thuộc vào ngân sách hiện có mà ra quyết định cho phù hợp.