So sánh kim cương CVD và kim cương nhân tạo
Kim cương CVD và kim cương nhân tạo thường được lựa chọn để thay thế kim cương tự nhiên bởi yếu tố giá cả. Tuy vậy đây có phải là lựa chọn hoàn hảo nhất không? Để tìm hiểu trọn vẹn, hãy đọc ngay bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
So sánh kim cương CVD tổng hợp và kim cương nhân tạo (CZ)
Thành phần hoá học
Năm 1973, viên kim cương nhân tạo (CZ) đầu tiên được sản xuất trong phòng thí nghiệm nhằm đáp ứng những nhu cầu sở hữu kim cương giá rẻ trên thị trường. Đến năm 1976, việc sản xuất đá Cz mới diễn ra đại trà và chúng được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực trang sức. Cấu tạo hóa học của kim cương CZ là ZrO2 + Y3O2.
Kim cương tổng hợp (CVD) cũng được tạo ra bằng cách tổng hợp phân tử Cacbon. Nhằm tạo ra một sản phẩm tương đồng kim cương tự nhiên. Sau các quá trình thử nghiệm thì các nhà khoa học đã thành công khi tổng hợp được kim cương CVD với các đặc tính giống kim cương tự nhiên 100%.
Kim cương tổng hợp khi đó được đưa ra thị trường như một lựa chọn thay thế kim cương tự nhiên. Bởi về mọi mặt kim cương CVD đều giống kim cương tự nhiên. Nhưng giá lại mềm hơn rất nhiều. Cấu tạo hóa học của kim cương CVD là C với khối lượng riêng là 3.52g /cm3.
Về cơ bản, cả hai loại kim cương CVD, CZ điều không hình thành trong tự nhiên. Nhưng cách thức tạo nên cả hai loại đá quý này không hề tương đồng nhau. Kết quả là tạo nên một sản phẩm với những tính chất vật lý, hóa học cũng khác nhau rất nhiều.
Độ cứng
Dựa vào thang đo Mohs, người ta đo lường và định lượng chính xác độ cứng của một khoáng chất. Theo thang đo này, kim cương nhân tạo có độ cứng 8.5 thấp hơn so với kim cương CVD có độ cứng là 10. Độ cứng tuyệt đối này giúp cho kim cương CVD được xem là kẻ mạo danh hoàn hảo cho kim cương tự nhiên.
Độ bóng
Độ bóng thể hiện độ nhẵn của bề mặt kim cương sau khi được cắt. Một người thợ giỏi sẽ biết cách để tạo nên một viên đá bóng bẩy. Cực kỳ hoàn hảo và không có tỳ vết đây cũng là một yếu tố để đánh giá độ hoàn mỹ của một viên kim cương. Thang đo độ bóng được tính như sau:
- Kim cương có độ đánh bóng hoàn hảo (Excellent): Không nhìn thấy lỗi đánh bóng.
- Kim cương có độ đánh bóng rất tốt (Very good): Rất khó nhìn thấy lỗi đánh bóng.
- Kim cương có độ đánh bóng tốt (Good): Rất khó nhìn thấy lỗi đánh bóng khi phóng đại bề mặt x10.
- Kim cương có độ đánh bóng khá (Fair): Lỗi đánh bóng khi phóng bề mặt x10.
- Kim cương có độ đánh bóng kém (Poor): Lỗi đánh bóng khi nhìn bằng mắt thường.
Khi so giữa kim cương CZ và kim cương CVD, rõ ràng ưu thế tuyệt đối nghiêng về phía kim cương CVD. Kim cương CZ sử dụng sau một thời gian sẽ phai màu, mờ, đục và xuống cấp. Còn kim cương CVD sẽ bền bỉ và cứng cáp cùng năm tháng.
Chiết suất ánh sáng
Độ phản quang hình thành từ tính chất vật lý và giác cắt của từng viên đá, từng sản phẩm. Kim cương nhân tạo CZ có độ phản quang cao và chỉ số khúc xạ thấp. Chỉ số khúc xạ của kim cương nhân tạo là 1.217, dễ bị tia sáng xuyên qua, điều này khiến nó không có được sự lấp lánh như kim cương tổng hợp.
Trong khi đó, kim cương tổng hợp không chỉ có độ phản quang cao mà còn chỉ số khúc xạ cao, chỉ số khúc xạ của kim cương CVD là 2.420. Điều này cho thấy khi ánh sáng khi chiếu vào không thể đi xuyên qua, cho nên phản xạ lại và ánh lên trong mắt người, tạo nên sự lấp lánh vô cùng đẹp đẽ. Bạn có thể nhận biết điều này bằng cách đặt viên kim cương tổng hợp lên một tờ giấy có chữ, khi đưa viên kim cương CVD qua đến đâu thì chữ sẽ mất đến đó.
Giá bán
Khoảng cách về giá giữa kim cương CVD và kim cương CZ là rất lớn, đủ để không cần phải có sự so sánh hay cân nhắc nào, bởi giá trị thị trường của cả hai quyết định luôn cả tầng lớp và mục đích sử dụng.
Ví dụ, với mức giá từ 76.000.000 đồng cho một carat. Rõ ràng kim cương CVD không dành cho số đông với những lựa chọn trang sức. Kim cương CVD dành cho những ai muốn tôn vinh giá trị bản thân qua từng sản phẩm trang sức khoác lên người.
Còn với kim cương CZ giá tuy thượng vàng hạ cám đến đâu cũng không thể vượt quá con số 600.000 đồng. Thậm chí nhiều người có thể mua kim cương CZ từ mức giá 10.000 đồng. Bởi vì thế loại này ít được ưa chuộng trong thời buổi hiện nay.
Vậy nên mua kim cương nhân tạo hay kim cương CVD
Nếu như bạn đang cần một sản phẩm trang sức để tôn vẻ đẹp của chính mình lên. Hãy lựa chọn kim cương CVD bởi những thông số kỹ thuật. Giá trị và vẻ đẹp của nó tương đồng với kim cương tự nhiên.
Còn nếu bạn cần một lựa chọn để tìm hiểu hoặc so sánh. Hay trang trí trong nhà thì kim cương CZ là lựa chọn phù hợp hơn. Sự chênh lệch về giá này thuộc về hai đẳng cấp và giá trị khác nhau là quá lớn.
Tuy vậy, có một lựa chọn mà bạn có thể kìm hiểu, đó chính là Moissanite. Loại này có sự tương đồng với những đặc tính và vẻ đẹp của kim cương tự nhiên và kim cương CVD lại có giá tốt hơn rất nhiều. Bởi thế mà Moissanite phù hợp với đại đa số người dùng. Và đang rất hot trên thị trường đá quý hiện nay.
Qua bài viết ta có thể thấy rằng sự khác biệt giữa kim cương nhân tạo và kim cương CVD là rất lớn. Chính vì thế, hãy cân nhắc và tìm hiểu nhiều hơn. Để lựa chọn mẫu kim cương đúng ý mình mong muốn nhé.
Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết: