Loading
12:35 SA - Thứ Hai | 28/03/2024
5 cách tháo nhẫn bị chật khỏi tay đơn giản và không đau

Chiếc nhẫn yêu thích mà bạn đang đeo trở nên "khó chiều" khi bỗng dưng bị chật, gây ra cảm giác khó chịu, thậm chí là đau đớn. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương cho ngón tay. Cùng Jemmia tìm cách tháo nhẫn bị chật ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Tại sao đeo nhẫn bị chật?

Đeo nhẫn bị chật là một tình huống khó chịu mà nhiều người gặp phải. Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến khiến nhẫn bị chật:

  • Tăng cân: Khi cơ thể tăng cân, các mô mỡ dưới da cũng tăng lên, dẫn đến sự gia tăng kích thước của ngón tay. Bạn có thể thấy điều này đặc biệt rõ rệt ở những người có xu hướng tích tụ mỡ ở bàn tay và ngón tay.

  • Phù nề: Phù nề có thể do chấn thương, viêm khớp, dị ứng, hoặc các vấn đề về tim mạch và thận. Khi ngón tay bị phù nề, lượng chất lỏng dư thừa tích tụ trong các mô, làm tăng kích thước ngón tay.

  • Thời tiết: Nhiệt độ cao có thể làm giãn nở mạch máu và gây phù nề, khiến ngón tay sưng to và làm cho nhẫn bị chật đi.

  • Ngón tay bị chai sần: Đối với những người thường xuyên làm việc nặng, bưng vác đồ đạc trong thời gian dài, da tay có thể bị chai sần, dày lên. Như vậy khiến cho ngón tay không còn vừa vặn với nhẫn nữa, khiến việc tháo nhẫn trở nên khó khăn.

  • Tác động từ ngoại lực: Những lực tác động bên ngoài, như va chạm làm móp méo, tác động mạnh hoặc bị ép, khiến kích thước vòng nhẫn thay đổi và trở nên chật hơn.

Tại sao đeo nhẫn bị chật

Đeo nhẫn chật không chỉ gây cảm giác khó chịu, hạn chế cử động ngón tay mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Việc ngón tay bị bó chặt lâu ngày có thể dẫn đến viêm nhiễm, dị ứng da, thậm chí gây tổn thương nghiêm trọng, đòi hỏi sự can thiệp y tế.

Cách tháo nhẫn bị chật không bị đau

Dưới đây là các cách tháo nhẫn bị chật một cách an toàn và hiệu quả, giúp bạn tránh khỏi những cơn đau không đáng có:

Tháo nhẫn bằng chất bôi trơn

Cách tháo nhẫn bằng chất bôi trơn là một trong những cách đơn giản và an toàn nhất để loại bỏ chiếc nhẫn bị chật khỏi ngón tay của bạn. Nguyên lý của phương pháp này là sử dụng các chất bôi trơn để giảm ma sát giữa nhẫn và ngón tay, giúp nhẫn trượt ra một cách dễ dàng hơn.

Bạn có thể sử dụng xà phòng lỏng, nước rửa tay, dầu ăn, dầu dừa, kem dưỡng da hoặc bất kỳ chất bôi trơn nào có sẵn tại nhà. Cách tháo như sau:

  • Đầu tiên, hãy bôi một lượng lớn chất bôi trơn lên toàn bộ ngón tay, đặc biệt là xung quanh nhẫn, đảm bảo rằng chất bôi trơn thấm đều vào cả mặt trong và mặt ngoài của nhẫn.

  • Tiếp theo, nhẹ nhàng xoay nhẫn qua lại, đồng thời kéo từ từ ra khỏi ngón tay. 

  • Nếu nhẫn vẫn còn khó trượt ra, hãy bôi thêm chất bôi trơn và tiếp tục xoay và kéo nhẫn. Hãy kiên nhẫn, đôi khi bạn cần phải thực hiện vài lần để nhẫn trượt ra hoàn toàn. 

Tháo nhẫn bằng chất bôi trơn

Lưu ý: nếu ngón tay của bạn bị sưng tấy hoặc đau nhức nghiêm trọng thì bạn nên dừng tháo nhẫn lại và nên chuyển sang cách khác để tháo nhẫn bị chật.

Tháo nhẫn bằng cách thủ công

Tháo nhẫn bằng cách thủ công là cách đơn giản nhất, nhưng đòi hỏi sự cẩn trọng để tránh gây tổn thương cho ngón tay. Phương pháp này chủ yếu dựa vào việc tạo ra chuyển động xoay và lực kéo để nhẫn trượt ra. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, nó có thể gây đau đớn, đặc biệt khi nhẫn quá chật hoặc ngón tay bị sưng.

Tháo nhẫn bằng cách thủ công

Tháo nhẫn bằng nước lạnh

Phương pháp tháo nhẫn bằng nước lạnh dựa trên nguyên lý vật lý đơn giản: khi gặp lạnh, vật chất co lại. Điều này áp dụng cho cả ngón tay của bạn, giúp việc tháo chiếc nhẫn "cứng đầu" trở nên dễ dàng hơn mà không gây trầy xước hay đau đớn.

Cách tháo nhẫn này có thể hiệu quả nhất khi ngón tay bị sưng nhẹ do thời tiết nóng hoặc hoạt động thể chất. Cách thực hiện như sau:

  • Ngâm tay vào nước lạnh (có thể thêm đá) trong khoảng dưới 5 phút.

  • Khi ngón tay đã co lại, thử xoay và kéo nhẫn ra. Nếu cần, bạn có thể kết hợp với việc sử dụng xà phòng hoặc chất bôi trơn để tăng độ trơn trượt.

Tháo nhẫn bằng nước lạnh

Lưu ý: Không ngâm tay trong nước đá lạnh quá 5 phút. Việc tiếp xúc với nhiệt độ quá thấp trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến lưu thông máu dưới da và gây bỏng lạnh, một tình trạng rất nguy hiểm.

Tháo nhẫn bằng chỉ nha khoa

Tháo nhẫn bằng chỉ nha khoa là một kỹ thuật thông minh tận dụng sự linh hoạt của sợi chỉ để tạo ra lực kéo, giúp nhẫn trượt ra khỏi ngón tay một cách an toàn. Việc quấn chỉ cũng giúp giảm kích thước tạm thời của ngón tay, giúp nhẫn trượt ra dễ dàng hơn.

Cách thực hiện:

  • Luồn một đầu chỉ nha khoa xuống dưới nhẫn.

  • Quấn chặt chỉ quanh ngón tay, từ nhẫn đến khớp ngón tay.

  • Kéo đầu chỉ còn lại để nhẫn trượt ra khỏi ngón tay.

Tháo nhẫn bằng chỉ nha khoa

Lưu ý: Không được quấn chỉ quá chặt bởi nó có thể khiến bạn đau đớn hoặc tím tái ngón tay. Nếu cảm thấy ngón tay quá căng hoặc đau, bạn hãy nới lỏng sợi chỉ ra nhé.

Tháo nhẫn bằng kềm cắt

Tháo nhẫn bằng kềm cắt là cách cuối cùng khi tất cả các cách khác đều không tháo được nhẫn. Bạn chỉ cần sử dụng lực cắt của kềm để cắt đứt nhẫn, giúp nhẫn tách rời khỏi ngón tay. Tuy nhiên, khi thực hiện cần cẩn trọng vì kềm có thể làm tay bị thương.

Để bảo vệ ngón tay khỏi bị tổn thương do kìm cắt, bạn có thể sử dụng một miếng bìa cứng hoặc kim loại mỏng để chèn vào giữa nhẫn và ngón tay. Sau đó, đặt kìm cắt vào vị trí cần cắt trên nhẫn và cắt một cách dứt khoát và cẩn thận. Nếu nhẫn quá dày, có thể cần cắt nhiều lần. 

Sau khi cắt, dùng kìm hoặc kẹp để tách rời hai phần của nhẫn và tháo nhẫn ra khỏi ngón tay một cách nhẹ nhàng.

Tháo nhẫn bằng kềm cắt

Cách hạn chế nhẫn bị chật

Bên cạnh việc tìm cách tháo nhẫn bị chật, nhiều người cũng quan tâm đến việc làm thế nào để nới rộng chiếc nhẫn hay hạn chế nhẫn bị chất, giúp lúc đeo nhẫn thoải mái hơn. Dưới đây là một số cách hạn chế nhẫn bị chật mà bạn có thể tham khảo:

  • Giảm kích thước ngón tay: Giảm cân một cách khoa học và an toàn là một trong những cách hiệu quả để giảm kích thước ngón tay. Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, giàu chất xơ và vitamin cùng với tập luyện thể thao  giúp giảm cân an toàn đồng thời cải thiện tuần hoàn máu và giảm sưng tấy.

  • Làm mỏng thành nhẫn: Đây là phương pháp nhanh chóng và hiệu quả để nới rộng nhẫn. Thành nhẫn mỏng hơn sẽ giúp việc đeo và tháo nhẫn dễ dàng hơn. Tuy nhiên làm mỏng thành nhẫn có thể ảnh hưởng đến độ bền và giá trị của nhẫn, đặc biệt là những chiếc nhẫn có thiết kế phức tạp hoặc đính đá quý.

  • Thay đổi ngón tay đeo nhẫn: Đây cũng  là cách đơn giản và nhanh chóng nhất để đeo vừa nhẫn. Vừa không làm thay đổi kích thước hoặc hình dạng của nhẫn vừa giúp bạn đeo nhẫn thoải mái.

  • Tránh đeo nhẫn khi ngón tay bị sưng: Không nên đeo nhẫn khi ngón tay bị sưng do thời tiết nóng, hoạt động thể chất hoặc các nguyên nhân khác. Nếu bạn bị phù nề Tránh đeo nhẫn khi ngón tay bị sưng: Không nên đeo nhẫn khi ngón tay bị sưng do thời tiết nóng, hoạt động thể chất hoặc các nguyên nhân khác. Nếu bạn bị phù nề thường xuyên, hãy chọn nhẫn có kích thước rộng hơn một chút. 

Cách hạn chế nhẫn bị chật

Cách tháo nhẫn bị chật trở nên đơn giản nếu bạn dùng đúng cách. Hãy thử các cách đã nêu  trên mà Jemmia đã tổng hợp theo thứ tự từ đơn giản đến phức tạp, và luôn ưu tiên sự an toàn cho ngón tay của bạn. Nếu bạn không tự tháo được thì đừng ngần ngại tìm kiếm sự trợ giúp từ thợ kim hoàn hoặc nhân viên y tế chuyên nghiệp.

chat button chat button call button
NHẬN ƯU ĐÃI TRI ÂN
TƯ VẤN NGAY
NHẬN THÊM ƯU ĐÃI
TƯ VẤN NGAY