Loading
06:17 CH - Chủ Nhật | 19/02/2025
Bảng độ cứng của 155 loại đá quý trên thang đo Mohs

Độ cứng của các loại đá quý là yếu tố quan trọng giúp đánh giá độ bền và khả năng chống trầy xước của từng loại đá khi sử dụng trong trang sức. Người ta thường sử dụng  thang đo Mohs để đánh giá độ cứng của các loại đá quý. Jemmia sẽ chia sẻ với bạn thông tin về độ cứng của hơn 150 loại đá quý trong bài viết dưới đây. Theo dõi ngay bên dưới nhé! 

Thang đo độ cứng Mohs là gì? 

Thang đo độ cứng Mohs là một hệ thống đo độ cứng tương đối của khoáng vật, được nhà khoáng vật học người Đức Friedrich Mohs phát minh vào năm 1812. Thang đo này xếp hạng các khoáng vật theo khả năng chống lại sự trầy xước của chúng, từ 1 (mềm nhất) đến 10 (cứng nhất).

Thang đo độ cứng Mohs là gì

Ý nghĩa của thang đo độ cứng đá quý Mohs

Thang đo độ cứng Mohs hoạt động dựa trên khả năng chống trầy xước của một khoáng vật khi tiếp xúc với một khoáng vật khác. Nó xếp hạng các khoáng vật từ 1 (mềm nhất) đến 10 (cứng nhất) dựa trên hiện tượng vật liệu có độ cứng cao hơn sẽ làm xước vật liệu có độ cứng thấp hơn.

Ví dụ:

  • Thạch anh (Quartz, độ cứng 7) có thể làm trầy xước thủy tinh hoặc dao thép (độ cứng ~ 5 - 6).

  • Kim cương (Diamond, độ cứng 10) có thể làm xước tất cả các khoáng vật khác.

Ý nghĩa của thang đo độ cứng đá quý Mohs

 

Độ cứng của hơn 150 loại đá quý phổ hiện nay 

Tham khảo bảng độ cứng của hơn 150 loại đá quý hiện nay:

Ghi chú: Độ cứng được tính dựa trên thang điểm Mohs với giá trị là 10.

Ví dụ: Kim cương có độ cứng là 10/10 trên thang điểm Mohs

Kim Cương

10

Ruby

9

Ruby sao

9

Sapphire

9

Sapphire Sao

9

Alexandrite

8.5

Alexandrite Mắt mèo

8.5

Chrysoberyl

8.5

Chrysoberyl Mắt mèo

8.5

Vanadium Chrysoberyl

8.5

Taaffeite

8-8.5

Spinel

8

Topaz

8

Imperial Topaz

8

Pezzotaite

8

Emerald 

7.5-8

Enstatite

7.5-8

Aquamarine

7.5-8

Morganite

7.5-8

Goshenite Beryl

7.5-8

Golden Beryl

7.5-8

Painite

7.5-8

Phenakite

7.5-8

Red Beryl (Bixbite)

7.5-8

Andalusite

7.5

Euclase

7.5

Grandidierite

7.5

Hambergite

7.5

Dumortierite

7-8.5

Almandine Garnet

7-7.5

Danburite

7-7.5

Iolite

7-7.5

Pyrope Garnet

7-7.5

Spessartite Garnet

7-7.5

Rhodolite Garnet

7-7.5

Color-Change Garnet – Đá Garnet đổi màu

7-7.5

Chrome Tourmaline

7-7.5

Malaia Garnet

7-7.5

Paraiba Tourmaline

7-7.5

Rubellite Tourmaline

7-7.5

Tourmaline

7-7.5

Uvarovite Garnet

7-7.5

Amethyst

7

Aventurine

7

Ametrine

7

Citrine

7

Gem Silica

7

Kornerupine

7

Rock Crystal

7

Quartz Hồng

7

Quartz Khói

7

Jeremejevite

6.5-7.5

Sillimanite

6.5-7.5

Zircon

6.5-7.5

Agate

6.5-7

Axinite

6.5-7

Bloodstone

6.5-7

Carnelian

6.5-7

Chalcedony

6.5-7

Chrome Chalcedony

6.5-7

Chrysoprase

6.5-7

Demantoid Garnet

6.5-7

Diaspore

6.5-7

Grossular Garnet

6.5-7

Hessonite Garnet

6.5-7

Hiddenite

6.5-7

Jadeite Jade

6.5-7

Jasper

6.5-7

Mali Garnet

6.5-7

Kunzite

6.5-7

Leuco Garnet

6.5-7

Onyx

6.5-7

Peridot

6.5-7

Serendibite

6.5-7

Sinhalite

6.5-7

Spodumene

6.5-7

Tanzanite

6.5-7

Tsavorite Garnet

6.5-7

Idocrase (Vesuvianite)

6.5

Cassiterite

6-7

Epidote

6-7

Maw-Sit-Sit

6-7

Unakite

6-7

Amazonite

6-6.5

Andesine

6-6.5

Oligoclase

6-6.5

Benitoite

6-6.5

Labradorite

6-6.5

Moonstone

6-6.5

Nephrite Jade 

6-6.5

Orthoclase

6-6.5

Petalite

6-6.5

Prehnite

6-6.5

Scheelite

6-6.5

Sugilite

6-6.5

Sunstone

6-6.5

Zoisite

6-6.5

Amblygonite

6

Clinohumite

6

Hematite

5.5-6.5

Mexican Fire Opal

5.5-6.5

Opal

5.5-6.5

Rhodonite

5.5-6.5

Actinolite

5.5-6

Azurite

5.5-6

Hackmanite

5.5-6

Hauyne

5.5-6

Scapolite

5.5-6

Sodalite

5.5-6

Moldavite

5.5

Diopside

5-6

Chrome Diopside

5-6

Lapis Lazuli

5-6

Poudretteite

5-6

Turquoise

5-6

Brazilianite

5.5

Datolite

5-5.5

Eudialyte

5-5.5

Obsidian

5-5.5

Sphene (Titanite)

5-5.5

Apatite

5

Apatite Mắt mèo

5

Dioptase

5

Hemimorphite

5

Smithsonite

5

Charoite

4.5-5

Gaspeite

4.5-5

Larimar

4.5-5

Kyanite

4-7

Bastnasite

4-5

Carletonite

4-4.5

Ammolite (Korite)

4

Fluorite

4

Rhodochrosite

4

Williamsite

4

Aragonite

3.5-4

Azurite

3.5-4

Cuprite

3.5-4

Malachite

3.5-4

Sphalerite

3.5-4

Coral

3-4

Barite

3-3.5

Celestine

3-3.5

Cerussite

3-3.5

Howlite

3-3.5

Calcite

3

Cobaltocalcite

3

Ngọc Trai

2.5-4.5

Jet

2.5-4

Lepidolite

2.5-3

Chrysocolla

2-4

Hổ Phách

2-2.5

Cinnabar

2-2.5

Ulexite

2-2.5

 

Viên đá quý có độ cứng cao nhất trên thang đo Mohs là kim cương (Diamond) với độ cứng 10, đây là loại khoáng vật cứng nhất được biết đến, có khả năng chống trầy xước tốt nhất. Ngược lại, viên đá quý có độ cứng thấp nhất là hổ phách (Amber) với độ cứng 2 - 2.5, do bản chất là nhựa cây hóa thạch nên rất mềm và dễ trầy xước.

Cách xác định độ cứng của một khoáng vật thực tế

Để xác định độ cứng của một khoáng vật theo thang Mohs, có thể thực hiện các bước sau:

  1. Chọn một mẫu khoáng vật có độ cứng đã biết (Ví dụ: Thạch cao - 2, Thạch anh - 7).

  2. Dùng mẫu đó để cạo lên bề mặt khoáng vật cần kiểm tra.

  3. Quan sát kết quả:

    • Nếu khoáng vật bị trầy xước → nó mềm hơn khoáng vật được sử dụng để cạo.

    • Nếu khoáng vật không bị trầy xước → nó có độ cứng bằng hoặc cao hơn khoáng vật cạo.

  4. Lặp lại quá trình này với các khoáng vật khác để thu hẹp khoảng độ cứng của mẫu cần kiểm tra.

Ví dụ:

  • Nếu một khoáng vật bị móng tay (độ cứng ~2.5) cào xước, nó có độ cứng <2.5.

  • Nếu khoáng vật làm trầy đồng xu (độ cứng ~3.5) nhưng không thể làm trầy kính (độ cứng ~5.5), thì độ cứng của nó có thể nằm khoảng 3.5 - 5.5.

Lưu ý về thang đo Mohs: Thang đo này chỉ mang tính tương đối, không phải là thang đo chính xác về độ bền vật liệu.

Ví dụ

  • Độ cứng của kim cương (10) không chỉ cao hơn corundum (9) 1 đơn vị, mà thực tế nó cứng hơn khoảng 4 lần.

  • Độ cứng của corundum (9) cũng cứng hơn topaz (8) gấp đôi, nhưng topaz chỉ cứng hơn thạch anh (7) một chút.

Cách xác định độ cứng của một khoáng vật thực tế

 

Một số đá quý phổ biến và độ cứng trên thang Mohs

 

Tên đá quý phổ biến

Độ cứng (Mohs)

Đặc điểm của đá quý 

Kim cương (Diamond)

10

Cứng nhất, không bị trầy xước bởi khoáng vật khác

Corundum (Ruby, Sapphire)

9

Rất cứng, chỉ bị trầy bởi kim cương

Topaz

8

Khá bền, dễ nứt nếu bị va đập mạnh

Thạch anh (Quartz, bao gồm Amethyst, Citrine,...)

7

Phổ biến, chống trầy tốt

Feldspar (Moonstone, Sunstone, Labradorite,...)

6 - 6.5

Dễ trầy xước hơn thạch anh

Apatite

5

Dễ xước, không phổ biến trong trang sức

Fluorite

4

Mềm, dễ vỡ nếu không cẩn thận

Hổ phách (Amber)

2 - 2.5

Mềm nhất, dễ trầy xước

 

Kim cương là viên đá quý có độ cứng cao nhất trên thang đo Mohs, biểu tượng của sự vĩnh cửu và đẳng cấp. Với độ cứng 10/10, kim cương không chỉ chống trầy xước tuyệt đối mà còn tỏa sáng rực rỡ, khẳng định vị thế của chủ nhân. Nếu bạn đang tìm kiếm một viên kim cương hoàn hảo để làm nhẫn cưới, trang sức hoặc đầu tư, hãy khám phá ngay bộ sưu tập kim cương chất lượng cao tại Jemmia.

chat button chat button call button
NHẬN ƯU ĐÃI TRI ÂN
TƯ VẤN NGAY
NHẬN THÊM ƯU ĐÃI
TƯ VẤN NGAY