12:41 SA - Thứ Hai | 09/09/2024
Lãi Suất Vay Vàng 2024 Được Tính Như Thế Nào?

Bạn đang cần một khoản tiền gấp để trang trải chi phí đột xuất? Vay vàng có thể là giải pháp nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, làm thế nào để vay vàng an toàn và hiệu quả? Lãi suất vay vàng hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu những thông tin xung quanh việc vay vàng trong bài viết dưới đây của Jemmia nhé!

Vay vàng là gì?

Vay vàng là hình thức vay mượn tài sản bằng vàng giữa các cá nhân hoặc tổ chức. Khi vay vàng, người vay sẽ nhận một lượng vàng nhất định và cam kết trả lại cùng loại, cùng số lượng vàng đó vào thời điểm đã thỏa thuận hoặc có thể được quy ra tiền kèm theo mức lãi suất vay vàng nhất định.

Vay vàng – hình thức phổ biến vay mượn hiện nay

Vay vàng – hình thức phổ biến vay mượn hiện nay

Trên thực tế, trong các mối quan hệ thân thiết như gia đình hoặc bạn bè, việc cho vay vàng thường diễn ra mà không có thỏa thuận rõ ràng về các điều khoản như thời điểm trả lãi, mức lãi suất áp dụng, hay hình thức trả lãi. Vì giá vàng có thể biến động lên xuống tùy thuộc vào nhiều yếu tố, việc xác định lãi suất cho vay vàng trở nên phức tạp và khó khăn. Nên dẫn đến nhiều tranh chấp và kiện tụng, gây tổn hại đến tình cảm và sự tin tưởng giữa các bên.

Vay vàng có hợp pháp không?

Trước hết, giao dịch cho vay là một loại giao dịch dân sự hoàn toàn hợp pháp theo quy định tại Điều 463 của Bộ luật Dân sự 2015:

“Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.”

Tiếp theo, giao dịch cho vay tài sản là vàng hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật hiện hành. Các hành vi bị cấm trong giao dịch liên quan đến vàng được quy định tại Điều 19 của Nghị định 24/2012/NĐ-CP như sau:

“Hành vi vi phạm các quy định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vàng bao gồm:

  1. Hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ không có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh do Ngân hàng Nhà nước cấp.
  2. Hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng; xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
  3. Mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định không có giấy phép do Ngân hàng Nhà nước cấp.
  4. Sử dụng vàng làm phương tiện thanh toán.
  5. Hoạt động sản xuất vàng miếng trái với quy định tại Nghị định này.
  6. Hoạt động kinh doanh vàng khác khi chưa được Thủ tướng Chính phủ cho phép và Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép.
  7. Vi phạm các quy định khác tại Nghị định này và các quy định của pháp luật khác có liên quan.”

Từ đó có thể thấy rằng việc cho vay vàng giữa các cá nhân là hoàn toàn hợp pháp. Đây là một hình thức của hợp đồng vay tài sản dân sự. Bạn có thể tự do cho vay vàng của mình, miễn là vàng đó có nguồn gốc hợp pháp và không vi phạm các quy định về kinh doanh vàng quy mô lớn.

Vay vàng có hợp pháp không?

Vay vàng có hợp pháp không?

Lãi suất vay vàng bao nhiêu là đúng quy định pháp luật

Tính đến thời điểm hiện tại, chỉ có một mức lãi suất duy nhất áp dụng cho giao dịch cho vay vàng, là 7%/năm, được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố vào năm 1992. Mức lãi suất này đã được áp dụng cho đến năm 2000, khi Thống đốc NHNN hủy bỏ quyết định năm 1992 và không đưa ra quy định mới về lãi suất cho vay vàng. Vì vậy, từ giai đoạn đó đến nay, không còn cơ sở để áp dụng mức lãi suất 7%/năm trong việc xử lý các tranh chấp liên quan đến vay vàng.

Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015:

“Điều 468. Lãi suất

  1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

  1. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”

Dựa trên cơ sở tính lãi suất, nếu tài sản cho vay là tiền, người cho vay có thể áp dụng mức lãi suất 20%/năm. Tuy nhiên, vàng không phải là tiền và thuộc trường hợp “luật khác có liên quan quy định khác”, do đó cần có quy định pháp luật cụ thể để xác định lãi suất vay vàng. Như đã phân tích trong bài, hiện không có quy định nào điều chỉnh vấn đề này.

Lãi suất vay vàng bao nhiêu thì hợp pháp?

Lãi suất vay vàng bao nhiêu thì hợp pháp?

Trên thực tế, nhiều Tòa án đã quy giá trị vàng thành tiền và áp dụng mức lãi suất trên. Tuy nhiên, nếu thực hiện quy đổi như vậy, cần phải căn cứ vào giá vàng tại thời điểm vay hay tại thời điểm giải quyết tranh chấp? Hơn nữa, việc áp dụng pháp luật theo cách này có thể được coi là tùy tiện và thiếu hợp lý. Ngược lại, nếu không giải quyết lãi suất trên khoản vay vàng, quyền lợi của bên vay có thể bị xâm phạm. Theo nguyên tắc cơ bản của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, “Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng”, do đó sẽ có nguy cơ không thống nhất trong cách xét xử của các Tòa án.

Có nên đi vay bằng vàng hay không?

Để bảo vệ quyền lợi của mình, người đi vay và người cho vay nên thỏa thuận rõ ràng về phương thức tính lãi suất trong hợp đồng vay ngay từ đầu. Cụ thể, hợp đồng cần làm rõ giá vàng tại thời điểm cho vay, thời điểm tính lãi suất, cũng như hình thức trả lãi. Như vậy, khi xảy ra tranh chấp, sẽ có cơ sở rõ ràng để giải quyết.

Có nên đi vay bằng vàng không?

Có nên đi vay bằng vàng không?

Theo quan điểm của Jemmia, lãi suất nên được tính trên giá trị vàng tại thời điểm cho vay cho đến khi trả hết nợ, không nên xác định lãi suất dựa trên giá trị vàng ở các thời điểm khác. Cách làm này sẽ bảo đảm quyền lợi của cả bên vay và bên cho vay, đồng thời tránh các vướng mắc trong quá trình giải quyết tranh chấp.

Hiện nay, chưa có quy định pháp luật cụ thể về việc tính lãi suất đối với vàng. Do đó, khi thực hiện giao dịch cho vay vàng, mọi người nên lưu ý để tránh những tranh chấp có thể phát sinh trong tương lai.

Như vậy, mặc dù không có quy định cụ thể về lãi suất vay vàng, việc thỏa thuận lãi suất giữa người cho vay và người vay là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, để tránh tranh chấp và đảm bảo quyền lợi của cả hai bên nên lập hợp đồng vay mượn rõ ràng. Theo dõi thêm Jemmia để biết thêm các thông tin về vàng và các loại đá quý như kim cương.

chat button chat button