12:11 SA - Thứ Hai | 16/11/2024
Spdr Có Thể Chi Phối Biểu Đồ Giá Vàng?

SPDR Gold Trust – quỹ giao dịch trao đồi vàng lớn nhất thế giới có tiến hành các giao dịch có mục đích nhằm điều chỉnh biểu đồ giá vàng? Đây là đề tài tranh luận tốn không ít bút mực của các nhà phân tích. Theo thời gian, đáp án cho đề tài này vẫn bỏ ngỏ như câu hỏi liệu cái trứng có trước hay con gà có trước!

Tuy nhiên, có một phương pháp đầu tư vàng hiệu quả dựa trên khối lượng mua bán của SPDR. Vậy, phương pháp đó là gì? Làm cách nào để “lần theo dấu vết” của SPDR?

Tất cả những điều bạn cần biết về SPDR trước khi so sánh với biểu đồ giá vàng

Để bắt đầu hành trình theo chân của SPDR, bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin về lịch sử hình thành cũng như cách hoạt động của SPDR. Sau đó, sẽ phác họa mối tương quan giữa biểu đồ giá vàng và SPDR vàng.

SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

ETF là gì? Có bao nhiêu ETF?

ETF (Exchange Traded Fund) là gì?

Quỹ trao đổi giao dịch hoặc ETF là một hình thức của quỹ đầu tư thụ động. Nó được mô phỏng theo một chỉ số cụ thể ví dụ như S&P 500, Hang Seng Index, giá vàng, bạc…. Danh mục đầu tư của ETF bao gồm một rổ chứng khoán có cấu trúc giống như cấu trúc của chỉ số mà nó mô phỏng.

Trước đây, các nhà đầu tư thường chỉ bỏ tiền vào các tài sản truyền thống như tiền tệ, chứng khoán, trái phiếu… Sự ra đời của các tổ chức ETF đã mở ra cho họ một danh mục mới an toàn và tiện lợi hơn: chứng chỉ ETF.

SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

Sự ra đời của các tổ chức ETF đã mở ra cho nhà đầu tư một danh mục mới

Theo Allison Williams – người lập kế hoạch tài chính được chứng nhận bởi tổ chức Stonegate Wealth Management tại Oakland “Các tài sản cơ bản thuộc quỹ ETF sẽ được chia thành chứng chỉ để các nhà đầu tư mua”. Và “Các cổ đông sở hữu chứng chỉ của ETF, nhưng không sở hữu các tài sản cơ bản”.

Có thể hiểu rằng ETF bán chứng chỉ tương tự phát hành cổ phiếu. Tiền thu được từ việc này sẽ được đầu tư vào các lĩnh vực khác nhau như chứng khoán, tiền tệ, vàng, bất động sản… Sau đó, nếu các giao dịch thành công, lời sẽ được chia cho những người sở hữu chứng chỉ.

Các quỹ ETF trên thị trường

  • Quỹ đầu tư tăng trưởng iShares S & P 500: đây là quỹ ETF chứa các cổ phiếu từ chỉ số S & P 500.
  • VanEck Vectors Gold Miners ETF: quỹ ETF chuyên đầu tư vào cổ phiếu của các công ty khai thác vàng.
  • iShares Silver Trust ETF: quỹ theo dõi tỷ giá bạc trên thị trường.
  • iShares PHLX Semiconductor ETF: một quỹ ETF theo dõi các cổ phiếu của Hoa Kỳ trong ngành công nghiệp bán dẫn.
  • Quỹ năng lượng SPDR Quỹ ETF:  chứng chỉ quỹ ETF theo dõi các công ty trong lĩnh vực năng lượng.
  • Ngoài ra, còn có hàng trăm các quỹ ETF khác với lĩnh vực đầu tư đa dạng: sinh học, dược phẩm, hóa học, viễn thông, tiêu dùng…

Đặc điểm nổi bật của quỹ ETF

Sự an toàn cao ưu điểm quan trọng khiến nhiều người chọn giao dịch chứng chỉ ETF. Điều này có được là nhờ vào việc ETF không đầu tư vào riêng một công ty. Thay vào đó, tổ chức này thường đầu tư vào một nhóm các công ty hoạt động cùng một lĩnh vực.

SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

ETF không đầu tư vào riêng một công ty

Ví dụ:

Nhà đầu tư A nhận thấy các dòng xe điện đang ngày càng cải tiến, rất thân thiện với môi trường. Nếu đầu tư vào các công ty sản xuất xe điện sẽ mang lại lợi nhuận cao trong tương lai.

Nhưng nhà đầu tư A lại không biết phải bỏ tiền vào công ty cụ thể nào. Vì không ai đảm bảo được công ty đó sẽ phát triển hay thất bại.

Lúc này, A có thể mua chứng chỉ của một quỹ ETF chủ đề xe điện. Quỹ ETF này sẽ đầu tư vào tất cả các công ty liên quan như: công ty sản xuất xe đạp điện; công ty sản xuất xe máy điện; công ty sản xuất ô tô điện; công ty tàu điện; công ty sản xuất pin; công ty phát triển công nghệ AI cho việc lái xe tự động…

Nếu trong danh mục đó có một công ty bị rớt giá thì cũng không ảnh hưởng nhiều đến sự tăng trưởng chung của toàn ngành. Do đó, việc đầu tư vào chứng chỉ ETF giúp hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra.

Đặc điểm thứ hai là giá cả. Do được ưu đãi về thuế, không mất phí gia nhập, rút vốn nên giá của các chứng chỉ ETF không quá cao.

Và cuối cùng, có thể giao dịch với ETF bất kỳ lúc nào trong ngày. Không nhất thiết phải chốt giao dịch vào cuối phiên như các quỹ đầu tư.

SPDR và SPDR Gold Trust

SPDR (The Standard and Poor’s Depositary Receipts) là một nhóm các quỹ giao dịch theo mô hình ETF. SPDR hoạt động mạnh mẽ ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Châu Á và Thái Bình Dương. Tổ chức này được quản lý bởi State Street Global Advisors (SSGA).

SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

Trụ sở của công ty Standard and Poor’s

Vào năm 1993, SPDR đầu tiên được tạo ra để theo dõi chỉ số chứng khoán của 500 công ty đứng đầu trên sàn giao dịch Mỹ bằng chỉ số S&P500. Tính đến tháng 8 năm 2012 đây là tổ chức ETF có sản phẩm trao đổi lớn nhất và giao dịch tích cực nhất.

S&P 500 là gì?

Hiểu một cách đơn giản, S&P 500 (Standard & Poor’s 500 Stock Index) là thước đo theo dõi tổng thể sự chuyển động của thị trường chứng khoán Mỹ.

 

Chỉ số này được một hội đồng chuyên trách của Standard & Poor (S&P)  lập ra. Đầu tiên, họ sẽ lựa chọn ra 500 công ty đứng đầu theo 8 yếu tố:

  • Vốn hóa thị trường lớn hơn hoặc bằng 4 tỷ USD
  • Có trụ sở công ty đặt ở Mỹ
  • Tính thanh khoản cao
  • Phải có 50% cổ phiếu công ty do công chúng nắm giữ
  • Nhóm ngành theo tiêu chuẩn GICS (tài chính, nhu yếu phẩm, bất động sản, nguyên vật liệu, công nghiệp,hàng tiêu dùng, năng lượng, dịch vụ, công nghệ thông tin, chăm sóc sức khỏe)
  • Năng lực tài chính
  • Cổ phiếu niêm yết
  • Thời gian niêm yết giao dịch
SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

S&P 500 (Standard & Poor’s 500 Stock Index) là thước đo theo dõi tổng thể sự chuyển động của thị trường chứng khoán Mỹ

Danh sách các công ty này tương đối ổn định. Tuy nhiên, hội đồng vẫn tiến hành đánh giá theo định kỳ và cập nhật khi cần thiết.

Sau khi có được tên của 500 công ty đủ điều kiện, chỉ số S&P sẽ được tính dựa trên vốn hóa thị trường của chúng và ước số. Công thức như sau:

S&P500 = (Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty)/(Ước số)

Trong đó:

  • Vốn hóa thị trường (market capitalisation) là tổng giá trị số cổ phần của một công ty được niêm yết trên sàn chứng khoán.
  • Ước số (Divisor) là con số độc quyền do S&P lập ra. Tuy con số này luôn được giữ bí mật nhưng người ta đã tính ra nó thường xấp xỉ ở mức 8.9 tỷ. Khi có các sự kiện liên quan đến kinh tế như nó sẽ được điều chỉnh. Ví dụ như các công ty thay đổi cơ cấu, chia tách, phát hành cổ phiếu…

Mỗi chứng chỉ của SPDR này sẽ có giá trị bằng 1/10 giá trị của chỉ số S&P 500.

Sau sự phát triển vượt bậc của SPDR đầu tiên, năm 2007 SSGA đã đồng loạt đổi tên các quỹ ETF do mình quản lý thành SPDR. Từ đó, tạo thành một hệ thống mạnh mẽ, đa dạng. Tính đến cuối năm 2019, SPDR là nhà cung cấp ETF lớn thứ 3 thế giới với tài sản trị giá 714 tỷ USD.

Hiện nay, có rất nhiều quỹ SPDR đang hoạt động mạnh mẽ. Có thể kể đến như Dow Diamond, Dow Jones, Barclays Capital…

SPDR Gold Trust (GLD)

Sau khi nhận ra các con số ấn tượng trên biểu đồ giá vàng, 18 tháng 11 năm 2004 SSGA đã thành lập quỹ SPDR Gold Trust. Quỹ này còn có tên khác là SPDR Gold Share, mã chứng khoán là GLD.

SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

Chứng chỉ của SPDR Gold Trust được niêm yết với mã GDL

Khác với các quỹ SPDR khác, GLD hoạt động dựa trên cơ sở giá vàng thay vì giá cổ phiếu. Đây là một trong 10 tổ chức nắm giữ trữ lượng vàng lớn nhất thế giới. Tính đến cuối tháng 3 năm 2019, quỹ này sở hữu hơn 24 triệu ounce vàng. Trên thị trường có hơn 250 triệu cổ phiếu của SPDR Gold Trust đang lưu hành.

Mối tương quan giữa biểu đồ giá vàng và SPDR vàng

Thứ nhất, giá của chứng chỉ SPDR phụ thuộc vào sự biến động của giá vàng. Thứ hai, SPDR  là quỹ ETF nắm giữ khối lượng vàng vật chất lớn nhất. Nếu biểu đồ giá vàng biến động theo chiều hướng tích cực thì giá trị và tài sản của SPDR vàng sẽ tăng và ngược lại.

Do vậy, nhiều người theo chủ nghĩa hoài nghi đã đặt ra giả thuyết rằng liệu SPDR có tiến hành các giao dịch có mục đích nhằm điều chỉnh biểu đồ giá vàng?

Đầu tư vàng bằng chứng chỉ GLD là gì?

SPDR Gold Trust hay GDL hoạt động như thế nào?

SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

Vàng là một trong những mặt hàng phổ biến và có giá trị trên thế giớ

Vàng là một trong những mặt hàng phổ biến và có giá trị trên thế giới. Đối với các nhà đầu tư, nó là danh mục an toàn trước các bất ổn.

Trước khi GDL ra đời, chỉ có hai hình thức để đầu tư vào vàng. Một là mua vàng vật chất như vàng miếng, vàng thỏi, đồng tiền vàng… Hình thức thứ hai là đầu tư vào cổ phiếu của các công ty khai thác vàng.

Nhưng cả hai hình thức này đều có những hạn chế và rủi ro nhất định:

  • Nếu đầu tư bằng vàng vật chất, việc lưu trữ rất bất tiện. Vì khi giữ vàng ở nhà sẽ có nguy cơ bị mất cắp. Vàng cũng dễ thất lạc khi sự cố bất ngờ như thiên tai, hỏa hoạn… Còn cất giữ ở các ngân hàng, nhà đầu tư sẽ chịu một khoản phí cao. Từ đó lợi nhuận sẽ giảm đi đáng kể.
  • Nếu đầu tư vào cổ phiếu của các công ty khai thác vàng, nhà đầu tư có nguy cơ không nhận được lợi nhuận. Việc này xuất phát việc các ông trùm khai thác như Barrick Gold, Newmont, AngloGold Ashanti có “lập trường bảo thủ hơn đối với giá vàng”. Nhiều giai đoạn, biểu đồ giá vàng tăng nhưng cổ phiếu của các công ty sản xuất nó không hề tăng.

Vì thế, khi SPDR vàng ra đời nó đã thực sự tạo nên một cuộc cách mạng. Tạo ra hình thức đầu tư vàng tiện lợi, nhanh chóng, an toàn hơn.

Cách thức vận hành của SPDR

Quỹ này nắm giữ một lượng lớn vàng thỏi đạt chuẩn (400 ounce/thỏi, được ngân hàng London phê duyệt). Số vàng này được gửi tại kho của các ngân hàng HSBC – đơn vị giám sát.

SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

Vàng được lưu trữ trong kho của ngân hàng HSBC

Sau đó, SPDR sẽ phát hành cổ phiếu dựa trên giá trị tài sản ròng (NAV – tài sản có được sau khi đã trừ đi các khoản nợ).

Tiếp theo, công ty Dịch vụ Tài sản BNY Mellon – đơn vị ủy thác sẽ đặt lệnh mua 1000 cổ phiếu của GDL mỗi giao dịch. Cuối cùng, lượng cổ phiếu này sẽ được chia nhỏ ra và bán cho những người có nhu cầu.

Số tiền thu được từ việc bán chứng chỉ sẽ được SPDR đem đi đầu tư vào các loại tài sản có tiềm năng hoặc mua thêm vàng.

Ban đầu, mỗi chứng chỉ của SPDR được định giá bằng 1/10 ounce vàng. Khi biểu đồ giá vàng tăng thì giá của nó cũng sẽ tăng.

Tuy nhiên, do các chi phí quản lý (0,4%), chi phí giao dịch nên giá chứng chỉ có lỗi theo dõi (Tracking Error) hằng năm khoảng 0.89%.

Những lợi thế của việc đầu tư vàng bằng chứng chỉ GLD

  • Do các chứng chỉ SPDR được niêm yết trên sàn giao dịch như cổ phiếu nên giao dịch rất thuận tiện. Dựa theo biểu đồ giá vàng, nhà đầu tư có thể dễ dàng đặt lệnh thị trường; giới hạn lệnh và dừng lỗ.
  • Giá của chứng chỉ vàng được hỗ trợ bằng giá trị thật của vàng vật chất. Vì vậy, có thể giảm thiểu rủi ro khi các biến động như lạm phát, tiền tệ, chứng khoán suy sụp…
SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

Mỗi thỏi vàng đạt chuẩn có 400 ounce, và phải được ngân hàng London phê duyệt

  • SPDR Gold Trust là quỹ có cấu trúc mở, cho phép các nhà đầu tư tự do mua đi bán lại theo nhu cầu. Từ đó, tăng thêm tính thanh khoản.
  • Các giao dịch với quỹ ETF vàng này cũng có tính minh bạch cao. Nhà đầu tư có thể tính giá chứng chỉ dựa theo biểu đồ giá vàng cập nhật 24/24. Thêm nữa, giá trị tài sản ròng của SPDR và các dữ liệu khác cũng được công bố hằng ngày trên trang web chính thức.
  • Chi phí cho chứng chỉ SPDR cũng tương đối thấp so với việc mua vàng trực tiếp hay mua cổ phiếu của những công ty khai thác vàng. Do đó, nó phù hợp với cả loại hình đầu tư dài hạn, ngắn hạn; với các nhà giao dịch lớn, vừa và nhỏ.

Các động thái của SPDR có tác động đến biểu đồ giá vàng không?

Để bắt đầu thảo luận về chủ đề này, trước tiên bạn hãy xem biểu đồ sau đây:

SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng?

Biểu đồ giá vàng và giá chứng chỉ GDL từ ngày 11/8/1996 đến 11/8/2012

Trên biểu đồ này:

  •  Đường màu vàng thể hiện cho giá vàng.
  • Đường màu cam thể hiện giá của chứng chỉ GDL khi kết thúc phiên giao dịch.

Mối quan hệ giữa biểu đồ giá vàng và giá chứng chỉ GDL

Khi quan sát trên biểu đồ, có thể thấy rõ ràng giá chứng chỉ GDL gần như là một tấm gương phản chiếu giá vàng. Vì sao lại gần như mà không phải là tuyệt đối?

Như đã nói ở phần trên, khi mới thành lập một GDL bằng chính xác 1/10 ounce vàng. Sau đó, vì một số chi phí phát sinh nên tỉ lệ này trở nên thấp hơn.

Có thể nói, biểu đồ giá vàng và chứng chỉ của SPDR Gold Trust có mối quan hệ tích cực với nhau. Trong đó, GDL phụ thuộc tuyệt đối vào giá vàng. Do vậy, việc vàng tăng đã kéo theo GDL tăng khoảng 14% mỗi năm.

SPDR có làm thay đổi biểu đồ giá vàng không?

Tất nhiên là có!

Khi nhìn vào biểu đồ, bạn có thể thấy sự ra đời của SPDR vàng vào ngày 18/11/2004 là một cột mốc đáng nhớ của giá vàng.

Từ 1996 đến 2004 tức 8 năm trước khi GDL ra đời, vàng đã tăng 16,84%. Đây cũng là giai đoạn thế giới trải qua ba cuộc suy thoái lớn. Đó là khủng hoảng tiền tệ châu Á 1997; sự cố máy tính (Y2K) vào năm 1999; suy thoái kinh tế sau khủng bố ngày 11/9/2000.

giá vàng 24h, giá vàng hôm nay, vàng 9999

Giá vàng tăng liên tục trong các cuộc khủng hoảng

Từ 2004 đến 2012 – 8 năm sau khi SPDR Gold Trust thành lập, biểu đồ giá vàng đã tăng trưởng kinh ngạc lên đến 286,90%. Điểm nhấn đáng chú ý trong kinh tế, chính trị giai đoạn này là cuộc đại suy thoái 2007-2009.

Không bàn đến các yếu tố khác như lãi suất ngân hàng, lạm phát, khủng hoảng kinh tế… sự xuất hiện của SPDR đã góp phần cho sự tăng trưởng cho giá vàng.

Nguyên nhân sâu xa chính là việc SPDR đã mở ra một hình thức đầu tư vàng mới. Với các ưu điểm như giá tốt, tính thanh khoản cao, linh hoạt, an toàn…

Từ đó, kích thích nhu cầu của các nhà đầu tư, củng cố thêm sự chắc chắn của “hàng rào chống lạm phát”. Giúp thị trường vàng hoạt động sôi nổi hơn bao giờ hết.

Nhưng các động thái của SPDR có thể chi phối biểu đồ giá vàng không?

Mặc dù sự hiện diện của SPDR Gold Trust và các quỹ ETF vàng khác đã tác động tích cực tới biểu đồ giá vàng. Nhưng phải nói rằng các giao dịch của SPDR không thể chi phối các biến động của giá vàng. Nhận định này có thể chứng minh bằng hai luận điểm sau:

  • Thứ nhất, trữ lượng vàng SPDR Gold Trust nắm giữ không đủ lớn để thay đổi biểu đồ giá vàng

Từ đầu năm 2020 đến nay, vàng đã tăng giá lên khoảng 16%. Các nhà đầu tư vào GDL nhờ vậy đã thu được lợi nhuận đáng kể.

Tính đến tháng 6 năm 2020, quỹ giao dịch trao đổi được hỗ trợ bằng vàng lớn nhất thế giới SPDR Gold Trust đã thu mua thêm 0,58%.

Động thái này đã giúp tăng trữ lượng vàng nó nắm giữ lên 1.166,06 tấn tương đương 41130.82 ounce.

Với các nhà đầu tư thông thường thì tài sản của SPDR vàng là một con số ấn tượng. Nhưng bạn cần biết rằng hầu hết vàng trên trái đất đều nằm trong tay các ngân hàng nhà nước. Bạn có thể nhìn thấy số liệu cụ thể trong thống kê dưới đây:

giá vàng 24h, giá vàng hôm nay, vàng 9999

10 quốc gia nắm giữ vàng hàng đầu thế giới

Không cần làm phép tính nào, cũng có thể thấy lượng vàng của quỹ ETF này không là gì so với trữ lượng của 10 ngân hàng trung ương trên. Chưa kể, còn có rất nhiều ngân hàng và các quỹ ETF khác đang đầu tư vào vàng.

Vì vậy, dù SPDR mua vào, bán ra vài trăm tấn vàng mỗi ngày biểu đồ giá vàng cũng không bị ảnh hưởng nhiều.

Thứ hai, giá vàng bị thúc đẩy bởi rất nhiều yếu tố khác nhau

Hiện tại, vàng vẫn đang ở trong chu trình tăng giá đáng kinh ngạc do tác động của Covid – 19. Đại dịch này thực sự đã gây ra một cơn địa chấn phá vỡ sự ổn định của kinh tế toàn cầu: số người bệnh và chết ngày càng tăng; các biên giới, công ty, trường học đóng cửa; thất nghiệp tăng cao…

Trên khắp thế giới, thị trường chứng khoán gần như lao dốc mất kiểm soát; các ngân hàng Trung ương bắt đầu tung ra các gói kích thích kinh tế, hoặc các đề án cắt giảm lãi suất…

Không những vậy, bất ổn chính trị cũng đang leo thang. Tại Mỹ, cuộc biểu tình chống phân biệt chủng tộc vẫn chưa được giải quyết. Trung Quốc cũng đang xung đột với Mỹ, Hồng Kông, Ấn Độ… Hàn Quốc và Triều Tiên cũng có các động thái bất hòa.

giá vàng 24h, giá vàng hôm nay, vàng 9999

Căng thẳng giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tạo đà tăng trưởng cho biểu đồ giá vàng

Các diễn biến trên đã thực sự tác động tích cực đến giá vàng. Lý do vì đây là kim loại có giá trị độc lập so với các tài sản khác như đồng USD, cổ phiếu, trái phiếu…

Trong các điều kiện bất lợi, các nhà đầu tư sẽ mua vàng như mua bảo hiểm rủi ro. Nhu cầu mua vàng tích trữ tăng sẽ khiến biểu đồ giá vàng lên liên tục.

Không chỉ bây giờ, mô hình vàng tăng giá trong các cuộc khủng hoảng đã được chứng minh rất nhiều lần trong lịch sử. Bạn có thể thấy rõ mô hình đó khi quan sát biểu đồ giá vàng ở các mốc 1987, 2007…

Như vậy, vàng tăng giảm phụ thuộc chủ yếu vào các biến động kinh tế, xã hội. Không ai có thể điều khiển được giá vàng kể cả SPDR.

Cách đầu tư vàng theo chân người khổng lồ (Follow the big players)

Ngoài SPDR vàng thì đại gia đình SPDR vẫn còn các quỹ thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau. Việc này giúp GDL tập hợp được rất nhiều số liệu kinh tế, nhiều chuyên gia phân tích, nghiên cứu thị trường hàng đầu. Nhờ đó quỹ luôn rất nhạy bén với sự biến động xung quanh.

Mặc dù không thể điều khiển biểu đồ giá vàng, nhưng quỹ SPDR Gold Trust vẫn là một Big boy trong giới đầu tư vàng. Do vậy, các nhà đầu tư nhỏ lẻ có thể đi theo dấu chân của quỹ này để giao dịch hiệu quả nhất.

Vào mỗi 7h sáng giờ Việt Nam từ thứ 3 đến thứ 7, SPDR Gold Trust sẽ cập nhật các giao dịch vàng của mình. Những số liệu trên đó sẽ cho bạn biết được khối lượng mua vào hoặc bán ra của quỹ trong ngày trước đó.

giá vàng 24h, giá vàng hôm nay, vàng 9999

Sau đó, hãy tải file excel này về máy.

Dựa vào file này, bạn có thể thấy được lượng vàng của GDL đang nắm giữ. Đồng thời, có thể so sánh với các ngày trước đó để biết SPDR đang mua vào hay bán ra.

Giúp bạn nhận định xu hướng của biểu đồ giá vàng. Nếu SPDR mua vào hoặc nắm giữ nhiều ngày liên tục chắc chắn giá vàng sẽ tăng và ngược lại.

giá vàng 24h, giá vàng hôm nay, vàng 9999

Tóm lại, các động thái của SPDR chỉ mang tính dự báo, mô phỏng thị trường vàng. SPDR cũng như các ETF vàng khác không thể tác động hoặc tác động rất ít đến biểu đồ giá vàng.

Ở Việt Nam, hình thức mua vàng tín chỉ không được chấp nhận. Dù vậy, nhà đầu tư có tể dựa vào số liệu của các quỹ vàng để phán đoán thị trường. Qua đó, các quyết định mua bán vàng miếng cũng kịp thời, chính xác hơn.

 

 

 

chat button chat button
NHẬN THÊM ƯU ĐÃI THÁNG 11
TƯ VẤN NGAY
NHẬN THÊM ƯU ĐÃI
TƯ VẤN NGAY