Hướng dẫn phân biệt các loại vàng trên thị trường chính xác nhất
Vàng được coi là biểu tượng của sự giàu có, quyền lực và vẻ đẹp. Loại kim loại quý hiếm này không chỉ có giá trị kinh tế cao mà còn đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Tuy nhiên, không phải tất cả các loại vàng đều sẽ giống nhau. Mỗi loại vàng đều có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với những mục đích sử dụng khác nhau. Cùng Jemmia Diamond tìm hiểu rõ hơn ở bài viết sau.
Vàng là gì?
Vàng là một nguyên tố hóa học quý hiếm, có ký hiệu hóa học là Au và số nguyên tử 79. Với màu vàng đặc trưng, độ bền cao và khả năng chống ăn mòn tuyệt vời, vàng từ lâu đã được xem là một trong những kim loại quý giá. Chính những đặc tính nổi bật này đã khiến vàng trở thành một tài sản lưu trữ giá trị.
Các loại vàng trên thị trường hiện nay
Thị trường vàng hiện nay vô cùng phong phú với nhiều loại vàng khác nhau được thiết kế để đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng. Vậy có mấy loại vàng tất cả, sau đây là các loại vàng trên thị trường phổ biến hiện nay:
Vàng ta/Vàng 9999/Vàng 24K
Vàng ta hay còn được gọi là vàng 24K, vàng 9999. Đây là loại vàng có độ tinh khiết cao lên tới 99,99%, hàm lượng tạp chất chiếm tỷ lệ siêu nhỏ là 0,01%. Chính vì điều đó, vàng ta là loại vàng sở hữu giá trị cao nhất trong tất cả các loại vàng.
Vàng ta có một số đặc điểm nổi bật giúp bạn dễ phân biệt với các loại vàng khác như:
- Thường được đúc thành miếng, thỏi và làm tài sản tích trữ lâu dài.
- Vàng ta có màu vàng kim đặc trưng, không phai.
- Có tính mềm, khó gia công làm trang sức.
- Do ít được chế tác thành trang sức nên mẫu mã của loại vàng này khá đơn giản.
- Giữ giá trị ổn định, khó bị mất giá.
- Độ bền cao, ít bị oxy hóa và hao mòn.
Vàng 999
Vàng 999 và vàng ta (99,99%) có nhiều điểm tương đồng về tính chất và giá trị. Tuy nhiên, vàng 999 có hàm lượng vàng nguyên chất thấp hơn một chút so với vàng ta. Vàng 999 có hàm lượng vàng nguyên chất 99,9%, có màu vàng sáng đặc trưng, độ bền tốt và khả năng chống oxy hóa cao. Nhờ vậy, vàng 999 thường được dùng chủ yếu để đầu tư, tích lũy.
Một số đặc điểm nổi bật của vàng 999 giúp bạn dễ dàng phân biệt với các loại vàng khác:
- Tương tự vàng ta, vàng 999 thường được đúc thành thỏi, miếng dùng để tích trữ lâu dài.
- Màu vàng đặc trưng, khó phai màu.
- Có độ bền cao, ít bị oxy hóa.
- Có giá trị ổn định theo thời gian.
Vàng trắng/Vàng trắng 10K, 14K, 18K
Vàng trắng vẫn là vàng nhưng không phải là loại vàng tự nhiên. Chúng là một hợp kim quý được tạo ra bằng cách kết hợp vàng nguyên chất (thường là vàng 24K) với các kim loại quý khác như platin, paladi, niken. Trong quá trình luyện kim, lớp vàng sẽ được thay thế bằng lớp kim loại quý màu trắng nên gọi là vàng trắng.
Bên cạnh sắc trắng đặc trưng, vàng trắng còn có độ cứng và độ bền cao khắc phục nhược điểm mềm dẻo của vàng nguyên chất. Do đó, loại vàng này thường được sử dụng phổ biến trong chế tác trang sức, tạo ra các mẫu thiết kế trang sức đắt tiền và sang trọng.
Vàng có mấy loại? Vàng trắng có nhiều loại khác nhau, được phân biệt bởi hàm lượng vàng được đo bằng karat. Cụ thể:
- Vàng trắng 10K với hàm lượng vàng 41,67%.
- Vàng trắng 14K với hàm lượng vàng 58,33%.
- Vàng trắng 18K với hàm lượng vàng 75%.
Vàng hồng/Vàng hồng 10K, 14K, 18K
Vàng hồng là một hợp kim được tạo ra từ sự pha trộn giữa vàng nguyên chất và đồng. Sự kết hợp này đã tạo ra một sắc vàng hồng nhẹ nhàng, ngọt ngào, sang trọng, từ đó giúp tạo nên sự đa dạng về kiểu dáng và thiết kế cho trang sức.
Vàng hồng cũng có các loại vàng khác nhau như vàng hồng 10K, 14K, 18K, mỗi loại sẽ có hàm lượng vàng nguyên chất riêng, cụ thể:
- Vàng hồng 10K có chứa hàm lượng vàng là 41,67%.
- Vàng hồng 14K có chứa hàm lượng vàng là 58,33%.
- Vàng hồng 18K có chứa hàm lượng vàng là 75%.
Vàng tây/Vàng tây 10K, 14K, 18K
Vàng tây là một hợp kim quý được tạo ra bằng sự kết hợp giữa vàng nguyên chất và các hợp kim khác như đồng, bạc, niken. Vàng tây cũng bao gồm các loại vàng khác nhau như 10K, 14K, 18K dựa trên hàm lượng vàng nguyên chất:
- Hàm lượng vàng của vàng tây 10K là 41,67%.
- Hàm lượng vàng của vàng tây 14K là 58,33%.
- Hàm lượng vàng của vàng tây 18K là 75%.
Những đặc điểm riêng biệt của vàng tây:
- Vàng tây có độ cứng cao nên thường được dùng trong chế tác trang sức với các thiết kế có độ thẩm mỹ cao.
- Vàng tây có nhiều màu sắc khác nhau tùy thuộc vào sự pha trộn giữa vàng với kim loại nào.
- Vàng tây dễ bị xỉn màu theo thời gian, vì vậy bạn cần mang đến cửa hàng để đánh bóng trở lại.
Vàng Ý
Vàng Ý là loại vàng có xuất xứ từ Ý. Vàng Ý có màu trắng bạc sang trọng nhờ vào sự kết hợp giữa thành phần bạc nguyên chất cao với các kim loại khác. Trang sức vàng Ý rất được ưa chuộng nhờ vào thiết kế đa dạng kết hợp cùng sắc trắng bạc sáng bóng, tinh tế và giá bán phải chăng, đáp ứng nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng.
Vàng Ý có những loại vàng nào? Trên thị trường hiện nay có 2 loại vàng Ý là vàng Ý 750 và vàng Ý 925, trong đó:
- Vàng Ý 750 (phổ biến hơn): Hàm lượng 75% bạc nguyên chất và 25% kim loại quý. Loại này phù hợp để chế tác trang sức nhờ độ cứng tốt.
- Vàng Ý 925: Hàm lượng 92.5% bạc nguyên chất và 7,5% kim loại quý. Loại vàng này có đặc tính mềm nên thường không dùng trong chế tác trang sức do có độ khó cao.
Vàng non
Vàng non là vàng có hàm lượng vàng nguyên chất rất thấp, không phù hợp để tích trữ tài sản. Loại vàng này thường khó xác định chính xác hàm lượng vàng do đó do đó giá trị thực của nó cũng không được đảm bảo. Loại vàng này có một số đặc điểm dễ nhận biết sau:
- Chất lượng vàng thấp, giá rẻ.
- Thiết kế mẫu mã đa dạng, màu sắc sáng bóng nhưng dễ bị xỉn màu theo thời gian.
- Dễ bị làm giả.
- Tỷ lệ bán lại rất thấp.
Vàng mỹ ký
Vàng mỹ ký hay còn gọi là vàng hai lớp, được cấu tạo từ một lớp vàng thật (18K hoặc 24K) bao bọc bên ngoài, bên trong lõi là vàng non hoặc hợp kim giá rẻ. Chính vì cấu tạo đặc biệt này mà việc phân biệt vàng mỹ ký với vàng thật trở nên khó khăn hơn, tiềm ẩn rủi ro mua phải sản phẩm không đúng giá trị.
Ngoài hai lớp, vàng mỹ ký còn có một số điểm đặc trưng như:
- Được chế tác tinh xảo, thu hút giống vàng thật.
- Dễ bị xỉn màu sau một thời gian sử dụng.
- Giá thành rẻ, đáp ứng nhu cầu với nhiều người dùng.
- Khó có thể bán lại được.
Ký hiệu các loại vàng
Các loại vàng có rất nhiều ký hiệu, mỗi ký hiệu sẽ biểu thị các thông tin khác nhau. Sau đây là một số ký hiệu các loại vàng phổ biến.
Các ký hiệu vàng
Sau đây là bảng thông tin các ký hiệu vàng phổ biến hiện nay:
Ký hiệu theo quy định:
Tên ký hiệu | Ý nghĩa |
G.P | Chỉ sản phẩm vàng bọc, phủ, mạ trên kim loại nền khác. |
G.F | Chỉ các sản phẩm được nhồi hay làm đầy chỗ trống bằng vật liệu khác và không phải toàn bộ vật phẩm được sản xuất từ vàng hay hợp kim vàng với cùng phân hạng độ tinh khiết. |
C | Sản phẩm có lớp phủ mỏng bằng vật liệu phi kim loại, có màu trong suốt. |
P | Sản phẩm có lớp phủ mỏng bằng kim loại hay hợp kim khác không chứa vàng |
Đối với các sản phẩm có lớp vàng phủ trên nền kim loại khác hoặc vật liệu khác, nếu lượng vàng nguyên chất chiếm từ 1/40 khối lượng trở lên, bắt buộc phải ghi rõ tỷ lệ vàng trên bao bì. Ký hiệu đi kèm thường là G.P hoặc G.F, sau đó là độ tinh khiết của vàng (ví dụ: 1/40 G.P 24K, 1/20 G.F 18K).
Ký hiệu theo hàm lượng vàng:
Ngoài những thông tin khác, trên bề mặt nhẫn vàng và các sản phẩm vàng khác còn có ký hiệu thể hiện hàm lượng vàng nguyên chất. Ký hiệu này giúp người tiêu dùng dễ dàng nhận biết độ tuổi của vàng, từ đó đánh giá được giá trị và chất lượng của sản phẩm. Cụ thể như sau:
Số Karat | Hàm lượng vàng (%) | Độ tinh khiết (‰) |
---|---|---|
24K | 100 | 1000 |
23K | 95,83 | 958 |
22K | 91,6 | 916 |
18K | 75 | 750 |
16K | 66,66 | 667 |
15K | 62,5 | 625 |
14K | 58,33 | 583 |
10K | 41,67 | 417 |
9K | 37,5 | 375 |
Ký hiệu về logo, tên doanh nghiệp
Bên cạnh các thông tin bắt buộc, việc khắc logo và tên thương hiệu lên sản phẩm đã trở thành tiêu chuẩn của nhiều doanh nghiệp. Điều này giúp khách hàng dễ dàng phân biệt sản phẩm chính hãng, bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng và đồng thời khẳng định vị thế của thương hiệu trên thị trường. Nhờ đó, khách hàng sẽ có những trải nghiệm mua sắm tốt hơn và doanh nghiệp cũng tăng cường được lòng tin của khách hàng.
Qua bài viết trên, Jemmia Diamond đã giúp bạn khám phá được sự đa dạng của các loại vàng. Từ vàng ta/9999 cho đến các hợp kim vàng như 18K, 14K, mỗi loại đều mang những đặc trưng riêng về màu sắc, độ cứng và độ bền. Dù được sử dụng để chế tác trang sức, đầu tư hay làm quà tặng, vàng luôn giữ một vị trí đặc biệt trong lòng mọi người.