Điều kiện, thủ tục và lưu ý khi kinh doanh vàng
Kinh doanh vàng gồm những điều kiện, thủ tục gì? Mời bạn cùng Jemmia tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây nhé!
Điều kiện đăng ký kinh doanh vàng, trang sức mỹ nghệ
Dưới đây là những điều kiện đăng ký kinh doanh và điều kiện cấp giấy phép kinh doanh cho lĩnh vực kinh doanh vàng, trang sức mỹ nghệ:
Điều kiện hoạt động kinh doanh mua, bán vàng trang sức, mỹ nghệ
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, doanh nghiệp sản xuất vàng, trang sức mỹ nghệ phải đảm bảo đủ điều kiện sau đây mới được cấp giấy mở:
- a) Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Pháp luật trong đó có đăng ký sản xuất vàng trang sức mỹ nghệ và phải thể hiện trong Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
- b) Có địa điểm, cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết để phục vụ cho hoạt động sản xuất vàng, trang sức mỹ nghệ.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng
Đối với doanh nghiệp:
Doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước xem xét cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- a) Là doanh nghiệp thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật.
- b) Có vốn điều lệ từ 100 tỷ đồng trở lên.
- c) Có kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh mua, bán vàng từ 2 (hai) năm trở lên.
- d) Có số thuế đã nộp của hoạt động kinh doanh vàng từ 500 (năm trăm) triệu đồng/năm trở lên trong 2 (hai) năm liên tiếp gần nhất (có xác nhận của cơ quan thuế).
đ) Có mạng lưới chi nhánh, địa điểm bán hàng tại Việt Nam từ 3 (ba) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Theo đó, doanh nghiệp muốn kinh doanh mua bán vàng miếng phải đáp đầy đủ 5 điều kiện đã nêu trên.
Đối với tổ chức tín dụng:
- a) Có vốn điều lệ từ 3.000 (ba nghìn) tỷ đồng trở lên.
- b) Có đăng ký hoạt động kinh doanh vàng.
- c) Có mạng lưới chi nhánh tại Việt Nam từ 5 (năm) tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên.
Phía trên là những điều kiện mà phía tổ chức tín dụng phải đáp ứng đủ nếu muốn kinh doanh vàng miếng.
Hướng dẫn đăng ký hồ sơ, thủ tục kinh doanh tiệm vàng
Từ những điều kiện, yêu cầu phía trên nếu bạn muốn mở tiệm vàng, bắt buộc bạn phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh(thành lập công ty). Đây là điều kiện tiên quyết mà bạn không được phép hoạt động dưới mô hình hộ kinh doanh hay cá nhân kinh doanh. Cùng tìm hiểu thêm dưới đây:
Hồ sơ mở tiệm vàng
Các thủ tục đăng ký kinh doanh đối với các loại hình doanh nghiệp dù lớn hơn hay nhỏ về cơ bản vẫn phải đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định của pháp luật:
Hồ sơ đăng ký kinh doanh tiệm vàng gồm:
Giấy đề nghị đăng ký thành lập công ty có đăng ký mã ngành nghề kinh doanh vàng;
Điều lệ công ty;
Danh sách cổ đông (nếu bạn chọn loại hình công ty cổ phần);
Danh sách thành viên (nếu bạn chọn loại hình công ty TNHH 2 thành viên trở lên);
Giấy ủy quyền (nếu người đại diện làm thủ tục mở tiệm vàng không phải là đại diện pháp luật);
Bản sao công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của người đại diện pháp luật, các thành viên hoặc cổ đông và người đại diện làm hồ sơ.
Thủ tục mở tiệm vàng
Sau khi chuẩn bị xong bộ hồ sơ, bạn tiến hành nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh (thuộc Sở kế hoạch và đầu tư) theo 3 cách sau:
- Cách 1: Nộp online trên Cổng thông tin quốc qua về đăng ký doanh nghiệp
- Cách 2: Nộp hồ sơ thông qua dịch vụ bưu điện VNPost
- Cách 3: Đến trực tiếp và nộp
Những lưu ý khi mở tiệm vàng
Một trong những lưu ý khi mở tiệm vàng là phải căn cứ vào pháp lý đã đưa ra:
- Luật doanh nghiệp năm 2020
- Nghị định 01/2021/NĐ-CP
- Nghị định 108/2018/NĐ-CP
Việc bạn mở tiệm vàng buộc phải đăng ký kinh doanh theo mô hình doanh nghiệp, các tổ chức cần lưu ý các điều sau:
- Về tên của tiệm vàng: Nên ngắn gọn, dễ nhớ và ý nghĩa. Bạn nên tham khảo tên doanh nghiệp đã đăng ký trong cơ sở dữ liệu quốc gia trước khi đăng ký tên cho doanh nghiệp. Với mục đích tránh trùng lặp và tránh các điều cấm trong việc đặt tên doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp năm 2014.
- Ngành nghề kinh doanh:tuân thủ ngành nghề kinh doanh trong hệ thống ngành kinh tế của Việt Nam được ban hành theo Quyết định 27/2018/QĐ-TT.
- Trụ sở doanh nghiệp: Địa điểm liên lạc phải thuộc lãnh thổ Việt Nam và có địa chỉ rõ ràng. Được xác định gồm số nhà, ngách, hẻm, ngõ phố, phố, đường hoặc đường, thôn, xóm, ấp, xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Có thể thêm vào số điện thoại, số fax và thư điện tử.
- Vốn điều lệ: Tuỳ thuộc vào ngành nghề bạn đăng ký cho cửa tiệm. Ví dụ đối với ngành kinh doanh vàng miếng thì số vốn điều lệ tối thiểu phải 100 tỷ đồng trở lên. Còn với ngành nghề kinh doanh mua bán trang sức thì pháp luật hiện nay không quy định số vốn điều lệ cụ thể là bao nhiêu.
- Điều kiện khác
Kinh doanh mua bán vàng có cần đăng ký mã ngành không?
Câu trả lời là có, với việc mua bán vàng thì bạn có thể tham khảo một số mã ngành sau:
- 4789: Bán lẻ hàng hóa khác lưu động hoặc tại chợ. Chi tiết: Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý, đồ trang sức lưu động hoặc tại chợ.
- 4773: Bán lẻ hàng hóa khác mới trong các cửa hàng chuyên doanh. Chi tiết: Bán lẻ vàng, bạc, đá quý và đá bán quý, đồ trang sức trong các cửa hàng chuyên doanh;
- 4662: Bán buôn kim loại và quặng kim loại. Chi tiết: Bán buôn vàng, bạc và kim loại quý khác;
Trên đây là những thông tin mà Jemmia đã chia sẻ về những thủ tục, cách đăng ký cho những ai đang muốn tìm hiểu về mua bán kinh doanh vàng. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn!