Lời nguyền “kim cương máu” ở Zimbabwe
Lời hứa hẹn về sự trù phú, phát triển kinh tế khi tiến hành khai thác kim cương máu ở Zimbabwe là một cơn ác mộng. Điều này đã trở thành vấn nạn nhức nhối khiết rất nhiều người bị bóc lột đến mức bỏ mạng. Không biết bao nhiêu cây cối sụp đổ và đất đai thêm cằn cỗi.
Lời hứa về cơ hội đổi đời trong lòng đất
Năm 2006, một cơn sốt khoáng sản nổ ra tại Zimbabwe. Đó là khi cánh đồng kim cương Marange được khai thác tự do. Giữa tháng 12 năm 2006, có đến 30.000 thợ khai thác thủ công tìm đến cánh đồng này với hy vọng đổi đời. Khi các công ty khai thác kim cương vừa và nhỏ hứa hẹn về tỷ lệ hoa hồng đầy tham vọng.
Tuy nhiên, không phải lời hẹn nào cũng là sự thật. Khi nhiều công ty chỉ đáp ứng là có công việc cho mọi người. Còn tỷ lệ hoa hồng, là một khái niệm xa vời, theo gió mà bay. Kết quả, trong số 30.000 con người ấy, thì có đến 10.000 thợ là làm việc bất hợp pháp.
Và điều tất yếu, sự chui lủi của những con người. Là hệ quả của việc lách ra khỏi vòng pháp luật. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, môi trường làm việc độc hại và tiềm tàng nhiều rủi ro. Bên cạnh việc tranh chấp khu vực khai thác, thì khủng hoảng về nước, nhà ở lẫn thức ăn cũng dần bùng nổ. Thị trường chợ đen xuất hiện, can thiệp vào giữa các công ty, chính quyền và người lao động. Mức giá đưa ra tốt hơn, tiền thu về lại nhiều hơn, lại càng đẩy nhanh sự bất ổn và tạo nên nhiều xáo trộn.
Sự bất ổn này còn có cả bàn tay của chính quyền, khi những quan chức tham nhũng cũng tham gia. Ưu tiên về chính sách, tạo điều kiện về quyền lợi tạo nên những bất bình với tầng lớp thợ khai thác. Những cuộc xung đột, giao tranh đẫm máu liên tục khiến chính phủ đưa ra nhiều biện pháp mạnh.
Lời nguyền kim cương máu hiệu nghiệm
Những tìm ẩn, rủi ro và ảnh hưởng của kim cương máu
Dù phản ứng tiêu cực đến nhường nào, thì hoạt động khai thác vẫn tiếp tục. Không còn phổ biến, nhưng trá hình và tiềm ẩn nhiều rủi ro, ảnh hưởng. Cụ thể:
- Một số lượng lớn các đứa trẻ bỏ học để săn lùng kim cương. Điều này góp phần tạo nên sự bóc lột sức lao động trẻ em.
- Giáo viên, công nhân, lẫn chuyên gia đều bỏ việc để đến mỏ khai thác. Lợi ích trước mắt quá rõ ràng để ra quyết định.
- Hoạt động mại dâm, tấn công tình dục diễn ra phức tạp. HIV, AIDS lan truyền và phổ biến trong cộng đồng.
- Vì tham gia lao động từ sớm, lại không có cơ chế bảo vệ từ pháp luật, mà nhiều bé gái vị thành niên mang thai ngày càng nhiều.
- Hệ quả của việc ấy, là những người phụ nữ mang con đến mỏ khai thác, làm giảm đi cơ hội học tập cho những đứa trẻ.
- Những cuộc xung đột bạo lực, có vũ trang diễn ra công khai, thường xuyên. Nhiều người tham gia lẫn vô tội đều phải bỏ mạng ở cánh đồng Manicaland.
- Những khu mỏ được dựng lên nhanh chóng, không có kế hoạch xây dựng và bảo đảm cơ bản. Nên, những vụ ngập lụt, sập hầm diễn ra thường xuyên, khiến hàng chục người tử vong theo.
- Hoạt động khai thác kim cương máu ở Zimbabwe khiến nền kinh tế châu Phi bị tê liệt. Bởi nhân lực nền tảng đều tập trung khai thác kim cương, và nguồn thu lại đổ vào tay buôn lậu. Nhà nước không được hưởng lợi, kinh tế quốc gia không phát triển.
Sự đàn áp của chính quyền
Tháng 11 năm 2008, chính quyền Zimbabwe bắt đầu triển khai các hoạt động đàn áp. Đặc biệt là thợ và tay buôn lậu bất hợp pháp. Theo đó, có đến hơn 200 người bị sát hại từ trực thăng, gần 300 người chết do đánh đập. Và chưa kể vô vàn cuộc đàn áp, bắt bớ đẫm máu khác tấn công lên tất cả mọi người có ở Marange.
Cũng trong năm đó, các chính trị gia phe đối lập tuyên bố có lợi ích nhóm trong cuộc đàn áp. Điều này dấy lên một cuộc tranh cãi và thay đổi phương án kìm hãm sự bất hợp pháp ở Marange. Theo đó, những ai bị phát hiện sở hữu ngoại tệ, hoặc kim cương trong khu vực Marange sẽ bị giam giữ. Và tất cả mọi người là thợ, hay con buôn tại Marange đều phải thông qua chính phủ.
Kế hoạch tái định cư năm 2009
Năm 2009, chính phủ Zimbabwe thông qua kế hoạch tái định cư khoảng 4.700 dân làng từ Chiadzwa đến trang trại Transau. Dù rằng thống đốc tỉnh Manicaland nói rằng có sự ủng hộ. Nhưng dân làng lại phản đối kịch liệt việc này. Động thái tái định cư này được xem là biện pháp dọn đường. Với mục đích để tiến hành khai thác triệt để kim cương tại cánh đồng kim cương Manicaland.
Đến năm 2012, báo cáo từ Hiệp hội Luật sư Môi trường Zimbabwe (ZELA) cho rằng nước ở Manicaland đã bị nhiễm độc. Cụ thể hơn, hoạt động khai thác tại mỏ đang giải phóng một lượng hóa chất độc hại, nguy hiểm vào sông Save. Điều này tạo nên một làn sóng phản ứng tiêu cực. Tác động đến Anjin, Diamond Mining Corporation và Marange Resources.
Những hệ lụy từ Manicaland khiến vai trò của kim cương máu ngày càng trở nên mờ nhạt và phi đạo đức. Đặc biệt, việc buôn lậu, thiếu kiểm định làm thị trường kim cương chịu nhiều tổn thất. Lựa chọn những viên kim cương không có kiểm định GIA không phải là lựa chọn tốt. Nó lại cổ súy, thúc đẩy những lời nguyền đáng sợ. Như cách đã tấn công Zimbabwe với nhiều đau thương.