Ý nghĩa của nhẫn cưới, cách chọn và đeo nhẫn cưới phù hợp
Nhẫn cưới là biểu tượng của tình yêu và sự cam kết trong hôn nhân. Nhẫn cưới cũng là tín vật mang ý nghĩa sâu sắc về trách nhiệm và lòng chung thuỷ. Hãy cùng Jemmia tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của nhẫn cưới qua bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc của nhẫn cưới
Theo Wikipedia, lịch sử của chiếc nhẫn cưới kéo dài từ thời Ai Cập cổ đại, khoảng 4800 năm trước. Đối với người Ai Cập cổ đại, chiếc nhẫn mang ý nghĩa siêu nhiên, là biểu tượng của tình yêu bất diệt với vòng tròn không có điểm dừng.
Nhẫn cưới thời đó không phải làm từ kim loại quý như ngày nay, mà được làm từ các vật liệu thiên nhiên đơn giản như: cỏ cây, lau sậy, da thú, xương hoặc ngà voi. Khi ấy, chỉ có phụ nữ đeo nhẫn cưới khi kết hôn, không phải cả hai vợ chồng như hiện nay.
Tuy nhiên, khi Chiến tranh Thế giới thứ hai xảy ra, nhiều người đàn ông phải rời xa vợ của mình để ra chiến trường trong thời gian dài. Họ bắt đầu đeo nhẫn cưới như một tín vật của hôn nhân và thể hiện sự nhớ nhung đến vợ. Đây được coi là một hành động lãng mạn, tràn đầy tình yêu của người đàn ông có trách nhiệm. Chính vì vậy, phong tục này đã tồn tại đến tận ngày nay.
Ngày nay, trong đám cưới chú rể và cô dâu cũng trao nhẫn qua lại với nhau. Nhẫn cưới được làm từ các chất liệu có giá trị hơn ngày xưa như đồng, bạc, vàng, kim cương. Cặp vợ chồng có thể thoải mái lựa chọn nhẫn cưới với nhiều màu sắc, chất liệu và kiểu dáng khác nhau.
Ý nghĩa của nhẫn cưới trong hôn nhân
Nhẫn cưới là minh chứng và biểu tượng của tình yêu
Ý nghĩa của nhẫn cưới là minh chứng cho tình yêu và hôn nhân. Vòng tròn của nhẫn biểu trưng cho sự kết nối xuyên suốt và vĩnh cửu, không thể tách rời giữa hai cá thể.
Người phương Tây thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái do tin rằng có một mạch máu chạy thẳng vào trái tim biểu trưng cho tình yêu sâu đậm. Người phương Đông coi ngón áp út là biểu tượng cho cá nhân, việc đeo nhẫn ở ngón này chứng tỏ người đó đã lập gia đình.
Nhẫn cưới nhắc nhở bản thân có trách nhiệm với gia đình
Nhẫn cưới không chỉ là biểu tượng của tình yêu mà còn là lời nhắc nhở về trách nhiệm và cam kết với gia đình. Khi đeo nhẫn cưới, cả vợ và chồng đều ý thức về vai trò và nghĩa vụ của mình trong mối quan hệ, từ đó củng cố tình cảm và sự gắn bó. Nhẫn cưới nhắc nhở họ về những lời thề hẹn và trách nhiệm trong việc xây dựng một gia đình hạnh phúc và bền vững.
Nhẫn cưới tượng trưng cho sự son sắt và chung thuỷ
Nhẫn cưới không chỉ là biểu tượng của tình yêu mà còn là minh chứng cho sự son sắt và lòng chung thuỷ giữa vợ chồng. Khi trao nhẫn cho nhau, các cặp đôi thường nói ra lời thề hứa cùng nhau vượt qua mọi thử thách và luôn giữ vững lòng chung thuỷ trong hôn nhân.
Ý nghĩa của nhẫn cưới theo quan điểm của Phật Giáo
Theo Phật Giáo, nhẫn cưới mang ý nghĩa thiêng liêng đặc biệt. Hãy cùng Jemmia tìm hiểu sâu hơn về những ý nghĩa này nhé!
Nhẫn cưới hay “nhẫn” nại
Chữ “nhẫn” trong Phật Giáo thể hiện sự kiên nhẫn và nhường nhịn, giữ gìn hạnh phúc gia đình. Nhẫn khuyên các cặp đôi khi đối mặt với mâu thuẫn nên nhẫn nại, tránh xung đột không cần thiết để giữ gìn tình nghĩa vợ chồng.
Khi hai người từ những hoàn cảnh khác nhau về sống chung, không thể tránh khỏi những lúc “cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Những lúc này, hãy nhìn nhẫn cưới để nhắc nhở về việc chia sẻ và hiểu nhau, giúp xử lý vấn đề một cách đúng đắn và tích cực.
Chữ “nhẫn” trong Phật Giáo không đồng nghĩa với sự cam chịu mà là sự lùi lại một bước để nhìn nhận vấn đề và tìm cách cải thiện. Như câu “Một điều nhịn bằng chín điều lành,” nhẫn nhịn mang lại cuộc sống nhẹ nhàng, bình yên cho đôi vợ chồng.
Chất liệu vàng của nhẫn cưới
Nhẫn cưới thường được làm từ vàng, không chỉ vì vẻ đẹp và giá trị vật chất mà còn vì vàng là biểu tượng của sự son sắt, thuỷ chung. Vàng không bị oxy hóa theo thời gian, tương tự như lòng chung thuỷ trong hôn nhân, dù trải qua nhiều thử thách vẫn phải giữ vững. Điều này cũng nhắc nhở người đeo nhẫn không được “có trăng quên đèn” khi gặp khó khăn hay khi ngoại hình thay đổi theo thời gian.
Hướng dẫn bạn cách đeo nhẫn cưới đúng cách
Ở mỗi quốc gia, cách đeo nhẫn cưới có sự khác biệt dựa trên phong tục và văn hóa riêng. Đa số mọi người đeo nhẫn ở ngón áp út, nhưng ý nghĩa lại khác nhau:
- Ở nhiều nước Châu Âu, ngón áp út bàn tay trái được tin là có mạch máu dẫn về tim, gọi là “mạch máu tình yêu”.
- Người Hy Lạp tin rằng ngón áp út liên kết tĩnh mạch với nhịp tim.
- Người Trung Quốc xem ngón áp út là biểu tượng cho bạn đời.
- Một số cô dâu ở Châu Âu đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay phải. Phụ nữ Scandinavia thường đeo ba chiếc nhẫn: nhẫn đính hôn, nhẫn cưới, và nhẫn khi làm mẹ.
- Cô dâu Do Thái đeo nhẫn cưới ở ngón tay trỏ, vì dùng ngón này để chỉ vào kinh Torah.
- Người Thanh Giáo không đeo nhẫn cưới vì coi nhẫn là trang sức phù phiếm.
- Ở Việt Nam, cô dâu và chú rể thường đeo nhẫn vào ngón áp út ở tay trái.
Hướng dẫn cách chọn nhẫn cưới
Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nơi kinh doanh nhẫn cưới với đa dạng mẫu mã, chất lượng và giá thành khác nhau. Tuy nhiên, Jemmia vẫn muốn chia sẻ đến bạn kinh nghiệm chọn nhẫn cưới dưới đây:
- Đầu tiên, bạn cần cân nhắc đến ngân sách của mình để lựa chọn cặp nhẫn cưới phù hợp.
- Lựa chọn chất liệu phù hợp, Jemmia khuyên bạn nên chọn những chất liệu bền và giữ giá trị như vàng 18k, kim cương, bạch kim,… vì nhẫn cưới để đeo cả đời.
- Chọn đúng size nhẫn để tránh bị đeo quá chật hoặc quá rộng ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày.
- Nếu bạn muốn nhẫn cưới của mình mang dấu ấn đặc biệt hơn, có thể tự lên ý tưởng và đặt nhẫn theo thiết kế riêng của mình. Hoặc bạn có thể khắc tên, ngày sinh của vợ chồng lên trên nhẫn cũng rất lãng mạn và ngọt ngào.
- Cả vợ và chồng nên đi đến cửa hàng chọn nhẫn cùng nhau để đảm bảo rằng cả hai đều hài lòng với sự lựa chọn của mình.
Với những ý nghĩa của nhẫn cưới mà Jemmia chia sẻ trên, hy vọng rằng bạn sẽ có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và viên mãn. Mỗi cặp nhẫn sẽ mang một ý nghĩa riêng như cách mà hai bạn trao tình cảm cho nhau. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.