Giá vàng lên $1800 trong 6 tháng đầu năm 2020 có được không?
Thị trường tài chính đang có nhiều chuyển biến tích cực sau đại dịch Covid 19, nhưng nhiều nhận định đã chỉ ra rằng việc giá vàng lên 1.800 USD trong 6 tháng đầu năm nay là điều bất khả thi. Nguyên nhân nào cho việc này? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để hiểu rõ hơn nhé.
Vàng trên thị trường hiện nay đang chịu nhiều tác động
Bối cảnh chung của thế giới chứa đựng tiềm năng để thị trường kinh tế trỗi dậy trở lại, đó là sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch và phát triển giao thương vàng trên thị trường toàn cầu.
Everett Millman – một trong những chuyên gia kim loại đá quý hàng đầu tại Gainesville Coins đã chia sẻ rằng, tâm lý đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của nền tế hơn là những yếu tố vĩ mô. Điều này đang được các nhà đầu tư xem là ưu tiên hàng đầu để thúc đẩy sự phát triển chung.
Tuy thế, đây không phải là yếu tố quan trọng nhất, bởi giai đoạn phục hồi mà người dùng cần có, hiện tại vẫn chưa trọn vẹn và đúng đắn.

Bối cảnh chung của thế giới chứa đựng tiềm năng để thị trường kinh tế trỗi dậy trở lại, đó là sự phục hồi kinh tế hậu đại dịch và phát triển giao thương vàng trên thị trường toàn cầu.
Trong tuần trước, giá vàng ở mức 1.780 cho mỗi một ounce, đây là giá vàng giảm cao nhất, đến 80 USD khi so với mức đỉnh vào 7 năm trước. Cùng thời điểm đó, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ có sự biến động mạnh mẽ nhất trong 2 thập kỷ vừa qua.
Một số chuyên gia nhận định, đã có động thái chốt lời xuất hiện và tài sản rủi ro đang phát huy trọn vẹn hiệu quả của nó trên thị trường. Điều này thể hiện rõ ràng rằng mối tương quan giữa vàng và cổ phiếu đang quay trở lại, nhưng xu hướng lúc này chính là sự tiêu cực.
Điều này dẫn đến tâm lý tiêu cực liên quan đến vàng, thể hiện qua trạng thái chuyển dịch chậm rãi trong dòng vàng trên thế giới hiện nay. Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư cũng rất mong đợi thị trường tài chính sớm quay lại trạng thái ban đầu để có thể chốt lời một cách hiệu quả hơn.
Mức đỉnh 1.800 USD liệu có quay trở lại không?
Tuy rằng những kỳ vọng lẫn áp lực mà vàng đang gánh chịu, phần nào đó khiến giá vàng hôm nay tác động mạnh mẽ. Nhưng không vì thế mà giá vàng sẽ tăng đột biến lên đỉnh 1.800 USD như nhiều người dùng mong muốn.
Mức giao động mà giá vàng đang gánh chịu luôn ở mức cao. Nhưng mức dao động này vẫn luôn được xem là mức dao động có xu hướng tích cực và tương đối dịu và lành mạnh. Điều này được đại diện của Blue Line Futures là Phillip Streible chia sẻ, sự sợ hãi mà chúng ta có với giá vàng là một điều không cần thiết, bởi mức giá 1.700 USD như hiện nay là một giới hạn tương đối an toàn.

Mức tăng trần tối đa mà giá vàng có thể chạm tới sẽ dao động ở mức 1.770 – 1790 USD do sự hạn chế của giãn cách đã diễn ra trong bối cảnh toàn cầu, theo đó mà mức giá vàng tăng sẽ không thể tăng thêm được nữa. Đây cũng sẽ là mức trần tối đa mà giá vàng có thể có chạm tới.
Nhưng không vì thế mà giá vàng sẽ tăng lên mức 1.800 USD trong thời gian tới, bởi lẽ các nhà kinh tế đã chỉ ra rằng trong tương lai gần, nền kinh tế toàn cầu sẽ giảm khoảng 25% so với thời gian trước đó. Hệ quả của điều này đem đến cho thị trường cũng theo đó mà khó tránh khỏi, thị trường tiền tệ sẽ chịu tác động và lạm phát là điều tất yếu.
Mức tăng trần tối đa mà giá vàng có thể chạm tới sẽ dao động ở mức 1.770 – 1790 USD do sự hạn chế của giãn cách đã diễn ra trong bối cảnh toàn cầu, theo đó mà mức giá vàng tăng sẽ không thể tăng thêm được nữa. Đây cũng sẽ là mức trần tối đa mà giá vàng có thể có chạm tới.
Do đó, người dùng đừng quá trông đợi vào việc giá vàng sẽ vượt mức trần. Mà thay vào đó, hãy suy nghĩ đến thời điểm giá vàng chạm đỉnh tốt nhất trong thời gian tới để có cho mình quyết định tài chính phù hợp.
Tuần nghỉ Lễ nên vàng có xu hướng giảm trên các mặt trận
Nhìn chung, giá vàng có xu hướng giảm cả trong nước lẫn quốc tế, một phần bởi các nhà đầu tư đang chốt lời và tác động của Covid 19. Chi tiết cụ thể theo dõi trong từng nội dung dưới đây.
Giá vàng có xu hướng giảm trong nước tuần qua
Trong tuần qua, giá vàng có dấu hiệu hạ nhiệt, điều này diễn ra trong bối cảnh tuần nghỉ Lễ nên cũng không tạo quá nhiều biến động trên thị trường.
Cụ thể tại thành phố Hồ Chí Minh, giá vàng SJC dao động trong mức giá từ 47,850 đến 48,500 triệu đồng với mỗi lượng. Trong đó, giai đoạn từ 30 tháng tư đến nay thì mức giá có sự ổn định, nên cuối phiên giao dịch vào chiều hôm qua giá giảm 300 nghìn đồng so với tuần trước đó ở cả chiều mua vào và bán ra.
Nhưng cũng là SJC, tại hệ thống giao dịch Phú Quốc thì giá giao dịch được niêm yết ở mức 47,800 đến 48,350 mỗi lượng. Mức giá này so với tuần trước đó thì tăng chừng 100 nghìn đồng cho chiều mua và 50 nghìn đồng cho chiếu bán ra.
Trong khi đó, giá vàng Doji lại có sự tăng nhẹ ở phiên cuối tuần, từ 47,750 đến 48,150 triệu đồng cho mỗi lượng. Và vàng của PNJ thì giữ yên ở mức 46,100 đến 42,200 triệu đồng mỗi lượng.
Chưa hết, với giá vàng rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, mức giá dao động trong khoảng 45,710 đến 46,600 triệu đồng cho mỗi lượng.
Tổng quan lại, giá vàng của SJC và Bảo Tín Minh Châu giảm 300 nghìn đồng, Doji giảm 500 nghìn đồng và giá vàng của PNJ giữ nguyên. Bên cạnh đó, giá vàng của SJC được mua vào bán ra ở mức giá cao nhất còn Bảo Tín Minh Châu là có mức giá thấp nhất.

Với sự tác động của đại dịch Covid 19, giá vàng trên thế giới trong tuần qua tiếp tục có xu hướng giảm, nhằm giúp các nhà đầu tư chốt lời sau khi các biện pháp hạn chế đại dịch được ban bố.
Giá vàng thế giới tuần qua có xu hướng giảm
Với sự tác động của đại dịch Covid 19, giá vàng trên thế giới trong tuần qua tiếp tục có xu hướng giảm, nhằm giúp các nhà đầu tư chốt lời sau khi các biện pháp hạn chế đại dịch được ban bố.
Trong phiên giao dịch ngày hôm qua, giá vàng thế giới vượt mức 1.700 USD cho mỗi một ounce. Trong đó, 1 ounce vàng sẽ bằng khoảng 8,3 lượng vàng, đây là đại lượng tiêu chuẩn trong giao thương vàng trên hệ thống thương mại toàn cầu. Tuy thế, nhìn vào bức tranh chung thì đây vẫn là mức giá giảm so với tháng trước. Theo đó, giá vàng so với tháng trước giảm khoảng 6,7 USD, tức khoảng 0,4%.
Tuy thế, giá vàng hiện nay đang được giao dịch ở mức cao, từ 1.700 đến 1.7300 USD cho mỗi một ounce. Một số nhà phân tích cho rằng, giá vàng sẽ có sự kìm hãm khi các hoạt động chốt lời đang đến giai đoạn nước rút. Nhưng bên cạnh đó, việc Covid 19 đang có xu hướng phức tạp lại khiến nhiều nhà đầu tư lạc quan rằng sẽ tạo nên sự khan hiếm do sức cung giảm.
Phiên giao dịch ngày 27 tháng 04, giá vàng có dấu hiệu đi xuống khi một số bang bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội, giá vàng giảm xuống tròn 1% còn 1.710.7 USD cho mỗi ounce.
Phiên giao dịch ngày 28 tháng 04 là thấp nhất trong tuần qua do xu hướng chốt lời, sau khi các nước bắt đầu nới lỏng giãn cách xã hội. Trong phiên giao dịch này, giá vàng giảm xuống còn 1702.4 USD.
Phiên giao dịch ngày 29 tháng 04, giá vàng trên thế giới giảm xuống còn 1.713,4 USD, do tác động của một loại thuốc thử nghiệm chống Covid 19 đem lại kết quả ổn định.
Còn trong phiên giao dịch của ngày 30 tháng 04, giá vàng trên thế giới có xu hướng giảm 1,6% để xuống còn mức 1.683,7 USD mỗi ounce. Mức sụt giảm này khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại dẫn đến việc bán tháo, góp phần nào đó cho việc giá vàng sụt giảm so với tuần trước đó.

Với sự tác động của đại dịch Covid 19, giá vàng trên thế giới trong tuần qua tiếp tục có xu hướng giảm, nhằm giúp các nhà đầu tư chốt lời sau khi các biện pháp hạn chế đại dịch được ban bố.
Như vậy, ta có thể thấy rõ rằng đại dịch Covid 19 vẫn đang tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế, đặc biệt là giá vàng trên toàn cầu. Hệ quả của nó chính là giá vàng trên toàn cầu đang có xu hướng giảm, nhưng đây cũng đồng nghĩa rằng người dùng có thể tiếp cận và sở hữu vàng dễ dàng hơn.
Nguồn cung vàng trên thị trường hiện nay
Có thể nói, vàng là một loại hàng hóa vô cùng đặc biệt và tác động nhiều đến thị trường. Nhưng bạn đã biết gì về nguồn cung của vàng trên thị trường hiện nay? Hãy tìm hiểu điều này qua bài viết sau để có cái nhìn trọn vẹn hơn nhé.
Dự trữ vàng trên thế giới hiện nay
Nhu cầu sử dụng vàng trên thế giới hiện nay tăng khoảng 5% so với năm trước, điều này là bởi các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng khai thác và tích trữ lượng vàng để đảm bảo sự ổn định tài chính quốc gia. Còn trong năm 2018, thì nhu cầu tăng nhẹ hơn là 4%, tức 4.345 tấn vàng so với 2017, theo Hội Đồng Vàng Thế Giới (WGC).
Cũng theo báo cáo này, số lượng vàng tích trữ trên toàn cầu hiện nay cao nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, đặc biệt là tại các quốc gia phát triển. Cụ thể như ở Mỹ, trữ lượng vàng hiện tại là 8.133,5 tấn vàng, và vàng dự trữ ngoại hối là 74,9%. Số lượng vàng tại Mỹ hiện tại nhiều gấp ba lần so với Italy và Đức.
Xếp sau Mỹ chính là Đức với con số 3.369,7 tấn vàng và trong ngoại hối là 70,9%. Trong năm 2017, Đức đã tiến hành một đợt chuyển vàng trị giá hàng tỷ USD về nước, kéo theo đó là sự sụt giảm lượng vàng tại Pháp và Mỹ.
Một quốc gia khác đã tích trữ vàng không nhỏ đó chính là Italy với con số 2.451,8 tấn và trong ngoại hối là 66,9%. Tuy thế, người ta rất khó đoán được liệu trong tương lai thì lượng vàng của Italy có tăng lên hay không bởi mới đây chính phủ nước này đã chuyển quyền sở hữu vàng từ Ngân hàng Trung ương sang phía công chúng.
Đồng thời, xếp sau đó chúng ta còn rất nhiều cái tên là các quốc gia đang trữ lượng vàng lớn trên thế giới. Theo đó, ta có thể hình dung rằng lượng vàng trên thế giới hiện nay to lớn đến nhường nào.

Nhu cầu sử dụng vàng trên thế giới hiện nay tăng khoảng 5% so với năm trước, điều này là bởi các quốc gia trên thế giới đang có xu hướng khai thác và tích trữ lượng vàng để đảm bảo sự ổn định tài chính quốc gia.
Nguồn cung vàng trên thị trường hiện nay do đâu mà có?
Xét về nguồn cung của vàng hiện nay, ta biết được rằng nó được cung cấp chủ yếu bởi các quốc gia có lượng dự trữ vàng lớn. Lượng xuất khẩu vàng ở những quốc gia này có tác động lớn và mạnh mẽ đến thị trường.
Theo đó, lượng vàng hiện nay được khai thác chủ yếu ở Nam Phi, Mỹ, Nga, Canada, Úc… và theo dự báo sắp tới thì nguồn cung vàng sẽ giảm nhẹ khoảng 1,3% do sự tác động của đại dịch Covid – 19. Tuy vậy, lượng cung vàng cũng sẽ đảm bảo ở mức 3.000 tấn trong năm 2020. Tuy nhiên, sự giảm sút này chỉ diễn ra ở Nam Phi, Úc và Canada và có sự tăng nhẹ ở Trung Quốc, Nga và Peru.
Tác động của thị trường vàng trong thời gian qua cũng khiến các quốc gia đang cân nhắc để điều chỉnh lại giá vàng trên thị trường. Đồng thời, các Ngân hàng Trung ương của các quốc gia như Italy, Đức hay cả IMF cũng đang suy nghĩ về việc giảm lượng vàng trong kho. Tuy thế, người dùng không nên quá trông đợi vào việc mua vàng từ các Ngân hàng quốc gia trong giai đoạn này bởi theo dự đoán thì lượng vàng đẩy ra sẽ không nhiều.

Tác động của thị trường vàng trong thời gian qua cũng khiến các quốc gia đang cân nhắc để điều chỉnh lại giá vàng trên thị trường.
Thêm nữa, vì là một loại hàng hóa vô cùng đặc biệt nên sức hấp dẫn của vàng là điều không thể tránh khỏi. Ai cũng muốn sở hữu, ai cũng muốn tích lũy bởi nó có vô vàn mục đích có thể sử dụng: trang sức, đầu tư, thanh toán, khẳng định vị thế… Và trong một hệ thống kinh tế đang gặp nhiều tác động do đại dịch như hiện nay, thì vàng đang tỏ ra hết sức mạnh mẽ và đầy hấp dẫn để thu hút người dùng.
Nên chọn vàng hay ngoại tệ để tích trữ?
Trong bối cảnh kinh tế hiện tại, với nhiều lựa chọn đầu tư lộ rõ yếu điểm thì vàng và ngoại tệ vẫn như song mã phi nước đại tiến về phía trước. Nhưng nếu chỉ chọn một, bạn sẽ chọn vàng hay ngoại tệ? Hãy cùng phân tích vấn đề này trong bài viết sau.
Đầu tư ngoại tệ như thế nào?
Ngoại tệ là khái niệm để chỉ những đồng tiền không do Ngân hàng nhà nước Việt Nam ban hành, lựa chọn tiêu biểu nhất đó chính là đồng Đô la Mỹ bởi khả năng thanh khoản trên thị trường cao và đầy mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở Việt Nam thì việc tích trữ USD chưa bao giờ là một giải pháp hữu hiệu bởi nó chứa đựng nhiều rủi ro. Nên việc mua USD thường phải có giấy tờ chứng minh nhu cầu sử dụng, chỉ khi sử dụng không phải với mục đích đầu tư thì mới không cần.
Trong hai ba năm trở lại đây, tiền ảo có sự biến động mạnh mẽ và thu hút người dùng tìm kiếm rất đông, dẫn đến thị trường vàng hạ nhiệt và không hấp dẫn bằng. Bên cạnh đó, tỷ giá ngoại tệ còn chịu tác động bởi sự lạm phát, nhu cầu trên thị trường lẫn những tác động chính trị, kinh tế áp lên toàn cầu.
Vậy thì, liệu chúng ta có nên đầu tư vào ngoại tệ hay không? Trước tiên, hãy nhìn vào bức tranh chung của thị trường ngoại tệ hiện tại là 52 tỷ USD, đây chính là nền tảng niềm tin cho các nhà đầu tư. Đây chính là hệ thống dự trữ ngoại tệ, nhằm đáp ứng khả năng chi trả của quốc gia đó cho các khoản tài chính quốc tế. Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, dữ trữ ngoại tệ của một quốc gia tương ứng 12 tuần nhập khẩu thì có thể xem rằng quốc gia đó có khả năng thanh toán quốc tế ổn định.

Trong hai ba năm trở lại đây, tiền ảo có sự biến động mạnh mẽ và thu hút người dùng tìm kiếm rất đông, dẫn đến thị trường vàng hạ nhiệt và không hấp dẫn bằng.
Đầu tư vàng ra sao?
Đầu tư vàng là một hình thức đầu tư tương đối hiện đại và đầy tiềm năng, đáp ứng được nhu cầu giao dịch và có thể hỗ trợ thanh toán cho nhiều kênh. Trong năm 2020, nếu thức thời và biết lựa chọn điểm rơi phù hợp, thì đây chắc chắn sẽ không là kênh đầu tư thiệt thòi cho bạn. Cũng trong bối cảnh thị trường tài chính đang có nhiều biến động, thì vàng vẫn được xem là kênh trú ẩn phù hợp, an toàn.
Trong thời điểm hiện nay, giá vàng trong nước biến động bởi hai yếu tố quan trọng. Thứ nhất đó là theo xu thế tăng giá của thế giới, và thứ hai chính là nguồn cung và nhu cầu của nội địa tác động mà thành. Điều này thể hiện rằng giá vàng luôn có sự biến động theo tình hình kinh tế, chính trị xã hội theo thời gian thực. Do đó, nếu tỷ giá ngoại tệ tăng thì giá vàng theo đó sẽ giảm và ngược lại. Vì thế, tùy vào sự biến động này mà người dùng có cho mình những quyết định phù hợp và trọn vẹn.
Nên đầu tư vàng hay ngoại tệ?
Trong thực tế, giữa vàng và ngoại tệ có sự tác động qua lại, ảnh hưởng đến giá trị trên thị trường. Bằng chứng là với mỗi lượt tăng giảm giá vàng thì cũng có bóng dáng của giá ngoại tệ. Đó là sự liên kết hình thành bởi sự tác động của thị trường, và dòng dịch chuyển tài chính mà thành. Vì thế, khi lựa chọn kênh để đặt vốn, các nhà đầu tư hãy quan sát xem sự biến động của thị trường đang như thế nào, thì khi đó việc đầu tư và đưa ra quyết định phù hợp và giúp bản thân họ có cho mình một quyết định đúng đắn hơn.
Tổng quan lại, việc lựa chọn giữa vàng hay ngoại tệ đều dựa trên sự biến động giá cả của thị trường mà thành. Do đó, người dùng không nên quá băn khoăn quá nhiều mà hãy dành điều ấy cho sự quan sát xem dòng dịch chuyển kinh tế đang theo hướng nào rồi hẵng quyết định.
Xu hướng biến động giá vàng hiện nay như thế nào?
Theo một số nghiên cứu, vì cần một giải pháp chống thâm hụt quốc gia và tạo đà phục hồi sau đại dịch, thì giá vàng sẽ có xu hướng tăng trong thời gian tới. Chi tiết có trong bài viết sau.
Xu hướng biến động giá vàng thế giới đang ngả theo chiều nào?
Theo Pepperstone, giá vàng trên thế giới đang có xu hướng tăng nhằm tạo nên nền tảng để các quốc gia không bị thâm hụt ngân sách và hạn chế lãi suất âm cùng lạm phát diễn ra trên toàn cầu.
Theo đó, mức giá vàng dao động và đỉnh phù hợp nhất là ở mức 1.738 USD cho mỗi một ounce. Điều này khiến mức gia động từ 1.678 trong thời gian qua sẽ kích thích chiều hướng giá vàng tăng trong thời gian tới. Trong báo cáo của tổ chức này dự đoán, thì mức gia tăng giá trị vàng sẽ có xu hướng đạt con số trên trong khoảng 2 đến 3 tuần nữa. Sau khi đại dịch Covid 19 có dấu hiệu lắng xuống trên toàn cầu và hệ thống giao thương thương mại được khắc phục.
Các nhà phân tích thị trường cũng cho rằng, những nhà đầu tư vàng trong giai đoạn tới sẽ không quá nóng vội trong việc thúc đẩy dòng dịch chuyển vàng mà sẽ giữ thái độ trung lập nhằm ưu tiên việc quan sát chắc chắn. Điều này đến từ sự phát hủy mạnh mẽ của Covid 19 tác động lên hệ thống kinh tế toàn cầu, nên những quyết định tài chính trong giai đoạn này được cân nhắc và suy xét nhiều hơn.

Các nhà phân tích thị trường cũng cho rằng, những nhà đầu tư vàng trong giai đoạn tới sẽ không quá nóng vội trong việc thúc đẩy dòng dịch chuyển vàng.
Xu hướng biến động giá vàng bị ảnh hưởng bởi điều gì?
Trong phiên giao dịch gần đây, giá vàng có sự biến động 300 nghìn đồng ở cả chiếu mua vào và bán ra ngay trong mỗi một buổi sáng.
Điều này xuất phát từ việc giá vàng trên thị trường hiện nay bị ảnh hưởng bởi giá vàng thế giới, do có sự biến động giá mạnh mẽ. Do đó, trong tương lai gần thì chắc chắn rằng giá vàng sẽ có xu hướng tăng, nhưng mức tăng trong bối cảnh hiện nay sẽ ở mức nhẹ và chưa có nhiều đột biến.
Bên cạnh đó, số liệu kinh tế từ Mỹ và Trung Quốc hiện nay không thật sự khả quan, do đó việc kích thích dòng chảy kinh tế qua việc giá trị các phiên giao dịch tăng sẽ là một lựa chọn tất yếu. Điều này không chỉ đẩy giá ngoại tệ, mà ngay cả giá vàng cũng sẽ tăng.
Ở một khía cạnh khác là chứng khoán, thì thị trường của châu Á lẫn châu Âu đang rực lửa với những dự báo suy thoái mạnh mẽ đang được đưa ra. Điều này khiến dòng tiền trong việc chuyển đổi cổ phiếu hiện tại đang là một lựa chọn đầy rủi ro và không thật sự đem lại hiệu quả trong đầu tư.

Trong phiên giao dịch gần đây, giá vàng có sự biến động 300 nghìn đồng ở cả chiếu mua vào và bán ra ngay trong mỗi một buổi sáng.
Lựa chọn nào cho các nhà đầu tư trong bối cảnh này?
Hướng lựa chọn phù hợp nhất trong bối cảnh hiện nay đó là thực hiện các phiên giao dịch bán ra và hạn chế mua vào. Điều này giúp các nhà đầu tư tối ưu hóa lợi nhuận và giá trị thị trường.
Với việc bán ra, cần xác định đúng đỉnh giá để khi bán có thể thu lại lợi nhuận tốt nhất. Cách xác định đỉnh giá phù hợp là dựa trên các biểu đồ và phân tích giá, qua đó hiểu và xác định đúng điểm đỉnh của phiên giao dịch hiện tại và tiến hành chốt lời.
Với việc mua vào, trong đà tăng giá hiện nay, việc mua không được khuyến khích bởi biên lợi nhuận đang thấp và tiềm ẩn rủi ro về đỉnh giá trong tương lai gần. Do đó, nếu bạn chưa thật sự hiểu thị trường và nắm chắc biên lợi nhuận phù hợp với tình hình tài chính của bản thân. Thì đây không phải là thời điểm phù hợp để xuống tay đầu tư.
Hiểu trọn vẹn xu hướng giá vàng trong tương lai gần, sẽ giúp bạn có những quyết định phù hợp và hữu ích để đem đem lại lợi nhuận tối đa cho mình.