Tiêu chuẩn 4C của kim cương: Chất lượng đánh giá từ GIA
Để đánh giá chất lượng kim cương, các chuyên gia sử dụng tiêu chuẩn 4C của kim cương của Viện Ngọc học Hoa Kỳ GIA. Cùng Jemmia tìm hiểu sâu hơn về 4 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng kim cương từ GIA qua bài viết dưới đây nhé.
Tiêu chuẩn 4C của kim cương là gì?
Tiêu chuẩn 4C của kim cương bao gồm Carat (Trọng lượng), Cut (Giác cắt), Color (Màu sắc), và Clarity (Độ tinh khiết) được phát triển bởi Viện Ngọc học Hoa Kỳ (GIA – Gemological Institute of America). Ngày nay, tiêu chuẩn này đã trở thành chuẩn mực quốc tế trong ngành công nghiệp kim cương. Jemmia sẽ chia sẻ chi tiết 4 tiêu chí đánh giá một viên kim cương dưới đây:
CARAT – Trọng lượng kim cương
Carat (ct) là đơn vị đo trọng lượng của viên kim cương. Muốn xác định trọng lượng của kim cương, cần phải cân chúng trên một chiếc cân điện tử. Chiếc cân điện tử hiện nay trên thị trường rất đắt đỏ vì chúng có thể đo được độ chính xác đến hàng nghìn carat.
1.00 ct = 1/5 gram <=> 1 gram = 5.00 ct. Số carat thường được giữ 2 chữ số thập phân cuối cùng. Ví dụ: 1.58, 2.00, 3.73,…
Giá trị của viên kim cương thay đổi ngay cả khi chỉ hơn 1% carat, một viên kim cương 0.09 ct có giá thấp hơn so với viên 1.00 ct. Vì vậy, sự chính xác là điều cực kỳ quan trọng trong việc đo trọng lượng kim cương.
COLOR – Màu sắc kim cương (Nước kim cương)
Trong quá trình hình thành, viên kim cương có rất nhiều màu sắc khác nhau. Màu sắc được chế tác thành trang sức chủ yếu là kim cương trắng tinh khiết.
GIA sử dụng bảng chữ cái Latin bắt đầu từ “D – Z” để phân biệt chi tiết màu kim cương, gọi là “D – Z” color scale. Cấp độ màu cao cấp nhất là D. Màu sắc càng tinh khiết thì giá trị của viên kim cương càng cao. Nước kim cương được chia thành các cấp độ sau:
- D, E, F (Colorless): Kim cương không màu, trong suốt và có giá trị cao nhất. D là nước màu hoàn hảo đắt giá nhất.
- G, H, I, J (Near Colorless): Kim cương gần như không màu hoặc không có màu sắc rõ ràng.
- K, L, M (Faint Yellow): Kim cương có màu nhẹ, thường là vàng hoặc nâu nhẹ.
- N,O, P, Q, R (Very Light Yellow): Kim cương có màu vàng hoặc nâu ở nhiều chỗ, dễ thấy.
- S – Z (Light Yellow): Kim cương hầu như là có màu vàng hoặc nâu rõ rệt và rất dễ nhận biết.
Ngoài ra, kim cương tự nhiên còn có các màu khác như xanh, đen và hồng. Một số viên kim cương có màu sắc sống động có thể có giá cao hơn một viên kim cương màu D.
CLARITY – Độ tinh khiết của kim cương
Clarity hay độ tinh khiết là một trong những tiêu chuẩn 4C của kim cương quan trọng. Clatity biểu thị mức độ các tạp chất có bên trong và tì vết bên ngoài của một viên kim cương.
Các yếu tố tác động đến độ tinh khiết của một viên kim cương là: Kích thước, tinh chất, độ nổi và vị trí của các tạp chất. Khi đánh giá, các chuyên gia sẽ quan sát viên kim cương dưới kính lúp có độ phóng đại 10x và đưa ra kết quả chính xác.
Độ tinh khiết của kim cương được chia thành 6 nhóm với 11 cấp độ khác nhau dưới đây:
- Flawless (FL): Không có tạp chất và tì vết nào khi quan sát dưới kính lúp phóng đại 10x.
- Internally Flawless (IF): Hầu như không có tạp chất nào dưới kính lúp phóng đại 10x.
- Very, Very Slightly Included (VVS1 và VVS2): Tạp chất và vết tì rất nhỏ, khó phát hiện dưới độ phóng đại 10x.
- Very Slightly Included (VS1 và VS2): Tạp chất nhỏ, dễ hoặc khó thấy dưới kính lúp 10x.
- Slightly Included (SI1 và SI2): Tạp chất dễ thấy dưới kính lúp 10x.
- Included (I1, I2 và I3): Tạp chất rõ ràng dưới kính lúp 10x, ảnh hưởng đến độ trong suốt và độ sáng của kim cương.
Có nhiều loại khuyết điểm khác nhau trong kim cương được phân làm hai loại: lỗi không ảnh hưởng đến kết cấu và lỗi ảnh hưởng đến kết cấu.
Các lỗi không ảnh hưởng nhiều đến kết cấu và chấp nhận được:
- Pinpoint: Chấm, điểm rất nhỏ
- Feather: Vết lông vũ
- Crystal: Tinh thể
- Cloud: Mây mờ
- Needle: Vết hình kim
Các lỗi ảnh hưởng đến kết cấu:
- Natural: Vết lõm
- Chip: Vết sứt mẻ
- Clavity: Lỗ hỏng
- Twinning wisp: Có rất nhiều vết tỳ bên trong
- Bearding: Râu cạnh
CUT – Giác cắt Kim cương (chất lượng chế tác Kim cương)
Giác cắt là một trong những chí quan trọng nhất để xác định giá trị của một viên kim cương. Giác cắt ảnh hưởng trực tiếp đến độ sáng và hình dạng của một viên kim cương. Giác cắt kim cương được tạo thành từ 7 thành phần chính như sau:
- Table: Mặt trên của viên kim cương và là mặt lớn nhất nhất tiếp xúc với ánh sáng.
- Crown: Phần kéo dài từ đỉnh của mặt trên (Table) đến đai (Girdle). Crown là phần rộng nhất của viên kim cương.
- Girdle: Đường viền xung quanh viên kim cương và là giao điểm giữa Pavilion và Crown. Phần này dùng để xác định chu vi của viên kim cương.
- Diameter: Thể hiện số đo từ một cạnh của kim cương thẳng qua mặt cắt đối diện nó.
- Pavilion: Phần kéo từ Girdle về phía Culet và là phần dưới cùng của kim cương.
- Culet: Là mặt cắt nhỏ nhất của viên kim cương và song song với Table.
- Depth: Là chiều sâu của kim cương, khoảng cách từ Table đến Culet.
Giác cắt của kim cương được đánh giá dựa trên ba yếu tố: Tỷ lệ, mức độ đối xứng và độ đánh bóng. Mỗi yếu tố ảnh hưởng đến vẻ đẹp tổng thể của viên kim cương và cho ra mức độ phản xạ ánh sáng khác nhau. Giác cắt của kim cương được phân loại như sau, trong đó Excellent là giác cắt kim cương hoàn hảo nhất:
- Excellent (Xuất sắc)
- Very Good (Rất tốt)
- Good (Tốt)
- Fair (Trung bình)
- Poor (Kém)
Bên cạnh chất lượng giác cắt, hiện nay có rất nhiều kiểu cắt kim cương phổ biến để bạn lựa chọn. Bạn có thể lựa chọn kiểu cắt dựa trên sở thích cá nhân để có cho mình được viên kim cương ưng ý nhất.
Một số kiểu thông dụng bao gồm: Round (Tròn), Asscher (Vuông), Princess (Kim cương công chúa), Emerald (Chữ nhật), và Heart (Trái tim), Marquise (Hạt thóc), Pear (Quả lê), Oval (Hình bầu dục).
Yếu tố khác ảnh hưởng đến giá trị của viên kim cương
Độ phát quang của kim cương hay Fluorescence là hiện tượng viên kim cương phát sáng khi tiếp xúc với tia cực tím (UV). GIA cho biết khoảng 35% kim cương có hiện tượng này, phổ biến nhất là ánh sáng màu lơ, ngoài ra còn có màu trắng, vàng hoặc cam.
Kim cương có phát quang màu lơ mạnh có thể giảm bớt sắc vàng dưới ánh sáng mặt trời, nhưng nếu phát quang quá mạnh, kim cương sẽ trông mờ và giảm giá trị. Cường độ phát quang của kim cương được chia thành các cấp độ sau:
- None (Không phát quang)
- Faint (Yếu)
- Medium (Trung bình)
- Strong (Mạnh)
- Very Strong (Rất mạnh)
Yếu tố nào quan trọng nhất để đánh giá một viên kim cương?
Mỗi tiêu chuẩn trong 4C kim cương đóng vai trò quan trọng trong việc xác định giá trị của viên kim cương. Tuy nhiên, chất lượng giác cắt (CUT) thường được coi trọng hơn vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến ngoại hình và khả năng phản xạ ánh sáng của viên kim cương. Để đưa ra đánh giá chính xác nhất về giá trị, cần phải kết hợp đầy đủ cả bốn yếu tố của tiêu chuẩn 4C.
Tiêu chuẩn 4C của kim cương đã được Jemmia chia sẻ chi tiết qua bài viết trên. Nếu có thắc mắc về cách xác định giá trị của viên kim cương, hãy bình luận bên dưới để chuyên gia giải đáp cho bạn nhé. Theo dõi Jemmia để biết nhiều hơn các kiến thức về kim cương.