Đá quý là gì? Top 10 loại đá quý trang sức được ưa chuộng nhất
Đá quý là một trong những khoáng vật thường dùng để chế tác trang sức và làm đẹp. Nhiều người ưa chuộng đá quý vì vẻ đẹp lung linh và ý nghĩa sâu sắc. Vậy đá quý là gì? Jemmia sẽ chia sẻ kiến thức và đề cập đến những loại đá quý được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay qua bài viết dưới đây.
Đá quý là gì?
Đá quý còn được biết đến với tên gọi ngọc quý. Đá quý là một dạng khoáng vật đặc biệt và hiếm có. Chúng rất được ưa chuộng trong việc chế tác các món trang sức như dây chuyền, nhẫn cưới, bông tai và nhiều loại trang sức khác.
Tự nhiên ban tặng cho chúng ta hơn 3000 khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng 1/20 trong số đó được coi là đá quý hoặc đá bán quý. Điều này có nghĩa là ngọc quý không chỉ là một biểu tượng tinh túy và quý hiếm của tự nhiên mà còn mang lại giá trị vô cùng quan trọng trong ngành chế tác trang sức và làm đẹp.
Ý nghĩa của các loại đá quý
Đá quý không chỉ được ưa chuộng vì vẻ đẹp lấp lánh và sự hiếm có mà còn mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Jemmia sẽ chia sẻ một ý nghĩa của đá quý dưới đây:
- Biểu tượng của quyền lực và xa xỉ: Từ xa xưa, đá quý đã được coi là biểu tượng của quyền lực và sự giàu có. Các vị vua chúa và giới quý tộc thường sử dụng đá quý trong trang phục và đồ trang sức để thể hiện địa vị và quyền lực.
- Tâm linh và phong thủy: Nhiều loại đá quý được cho là có khả năng mang lại may mắn, sức khỏe và thịnh vượng. Ví dụ: Thạch anh tím được cho là có khả năng bảo vệ và mang lại sự bình yên; Ngọc bích được coi là biểu tượng của sự trường thọ và phú quý.
- Tình yêu và sự gắn kết: Kim cương, một trong những loại đá quý phổ biến nhất thường được sử dụng trong nhẫn đính hôn và nhẫn cưới, biểu tượng cho tình yêu vĩnh cửu và sự gắn kết.
- Cân bằng năng lượng: Một số người tin rằng đá quý giúp cân bằng năng lượng. Chẳng hạn như ngọc lục bảo được cho là giúp cải thiện tình trạng sức khỏe; Thạch anh hồng được cho là mang lại sự bình yên và tình yêu thương.
- Thẩm mỹ và nghệ thuật: Đá quý có vẻ đẹp tự nhiên và đa dạng về màu sắc, giúp tôn lên vẻ đẹp của người đeo và tạo nên những tác phẩm nghệ thuật tinh xảo trong lĩnh vực chế tác trang sức.
Nhờ vào những ý nghĩa sâu sắc này, đá quý không chỉ mang lại giá trị vật chất mà còn mang lại giá trị về tinh thần và văn hóa sâu sắc. Đá quý ngày nay trở thành một phần quan trọng chế tác trang sức tự nhiên và phong thuỷ.
10 loại đá quý trang sức phổ biến được ưa chuộng nhất hiện nay
Đá quý trong tự nhiên đẹp và lung linh nên được nhiều người lựa chọn làm trang sức đeo hằng ngày. Jemmia sẽ chia sẻ cho bạn 10 loại đá quý trang sức được ưa chuộng nhất trên thị trường hiện nay:
Kim cương
Theo thang điểm màu GIA, màu sắc của kim cương được phân loại từ D đến Z với độ trong suốt giảm dần. Những viên kim cương có điểm D được nhận định là hoàn toàn trong suốt và có chất lượng cao nhất. Hiện nay, khoảng 49% lượng kim cương được khai thác chủ yếu từ Nam Phi và Trung Phi.
Kim cương được coi là biểu tượng huyền bí, tượng trưng cho quyền lực, sức mạnh, sự giàu sang và xa xỉ. Kim cương có độ cứng đạt điểm 10/10 trên thang điểm Mohs. Kim cương đứng đầu về độ cứng, điều này cho thấy khả năng chống vỡ và chống trầy xước tuyệt vời.
Đá Ruby
Đá Ruby là loại đá quý đẹp long linh với màu đỏ quyến rũ. Loại đá quý này càng rực rỡ thì càng được ưa chuộng và có giá trị cao. Ruby màu “huyết bồ câu” mang màu đỏ tươi sống động pha chút ánh tím nhẹ có giá trị cao nhất.
Đông Nam Á, đặc biệt là Myanmar và Việt Nam được biết đến là những khu vực có mỏ Ruby lớn và đầy tiềm năng. Một cặp nhẫn cưới đính đá Ruby được coi là biểu tượng của lời hẹn ước trăm năm chung thủy theo văn hóa phương Tây.
Ruby có độ cứng đạt điểm 9/10 trên thang điểm Mohs, chỉ đứng sau kim cương. Đá Ruby có độ bền cao, khó bị hư hỏng và trầy xước.
Đá Sapphire
Đá Sapphire còn được gọi là đá Lam Ngọc. Do sự kết tinh và hàm tạp chất khác nhau nên đá Sapphire có nhiều màu sắc đa dạng như vàng, xanh lam, xanh lục, tím, hồng,…Riêng Corundum màu đỏ được gọi là đá Ruby (hồng ngọc). Những màu còn lại đều được gọi chung là Sapphire.
Những viên đá Sapphire có màu sắc càng gần với màu xanh dương tinh khiết và độ rực rỡ màu sống động thì có giá trị càng cao. Đá Sapphire được khai thác nhiều tại các mỏ đá như Nghệ An, Lâm Đồng, Đăk Lăk và Yên Bái.
Sapphire có độ cứng đạt điểm 9/10 trên thang điểm Mohs giống như Ruby. Đá Sapphire có độ cứng và bền cao, khó bị trầy xước nên thuộc nhóm các loại đá quý phù hợp để chế tác sức và các thiết kế nghệ thuật phá cách.
Đá Ngọc Lục Bảo (Emerald)
Đá Ngọc Lục Bảo còn được gọi là Emerald. Đây là một trong những loại đá quý nổi tiếng nhất với màu xanh lục quyến rũ. Sự kết tinh và hàm lượng tạp chất khác nhau tạo nên những sắc thái đa dạng của màu xanh lục trong đá Ngọc Lục Bảo. Đặc biệt, những viên đá có màu xanh lục tinh khiết và rực rỡ sẽ có giá trị cao nhất.
Hiện tại, Việt Nam có ít mỏ đá có Ngọc Lục Bảo. Loại đá này xuất hiện chủ yếu ở các tỉnh nổi tiếng với hoạt động khai thác đá quý như Nghệ An, Yên Bái, Lâm Đồng, và Đắk Lắk.
Đá Emerald có độ cứng đạt 7.5 – 8/10 trên thang điểm Mohs. Ngọc Lục Bảo tuy không cứng như kim cương hay Sapphire nhưng vẫn có độ bền tương đối tốt. Tuy nhiên, do tính chất giòn và dễ bị nứt, đá Ngọc Lục Bảo cần được bảo quản và chế tác cẩn thận.
Đá Topaz
Đá Topaz còn được gọi là đá Hoàng Ngọc, có đa dạng về màu sắc như: không màu, vàng, hồng cam, xanh dương,… Trong đó, Topaz được yêu thích nhất là loại có màu vàng cam óng ánh pha sắc đỏ hoặc hồng đậm còn được gọi là Topaz hoàng gia hay loại Topaz màu xanh London Blue.
Đá Topaz có độ cứng đạt 7.5 – 8/10 trên thang điểm Mohs. Tuy nhiên, đá Topaz hoàng ngọc vẫn là một trong các loại đá quý cực kỳ phổ biến với thế giới trang sức nhưng cần được bảo quản cẩn thận.
Đá Ngọc Hải Lam (Aquamarine)
Đá Ngọc Hải Lam còn được gọi là Aquamarine. Đây là một loại đá quý nổi tiếng với màu xanh lam dịu nhẹ, thường được liên tưởng đến màu của biển cả. Màu sắc của Aquamarine có thể dao động từ xanh lục nhạt đến xanh lam đậm. Trong đó, những viên đá có màu xanh lam tinh khiết và sáng trong thường có giá trị cao nhất.
Đá Ngọc Hải Lam có độ cứng đạt điểm 7.5 – 8/10 trên thang điểm Mohs. Nó có độ bền khá cao, khó bị trầy xước và thích hợp để chế tác thành nhiều loại trang sức khác nhau. Đá Ngọc Hải Lam không chỉ được ưa chuộng vì vẻ đẹp dịu dàng, thanh tao mà mang ý nghĩa về lòng dũng cảm, sự bình an và tình yêu vĩnh cửu.
Đá Thạch Anh
Đá Thạch Anh còn được gọi là Quartz. Đây là một trong những loại đá quý phổ biến và đa dạng nhất. Đá Thạch Anh bao gồm Thạch Anh Tím (Amethyst), Thạch Anh Hồng, Thạch Anh Vàng (Citrine), Thạch Anh Trắng (Clear Quartz), Thạch Anh Khói (Smoky Quartz) và nhiều màu sắc khác.
Tại Việt Nam, Thạch Anh cũng được khai thác ở một số khu vực như Nghệ An, Thanh Hóa và Gia Lai. Các mỏ đá Thạch Anh ở Việt Nam cung cấp nhiều loại đá với chất lượng với màu sắc đa dạng.
Đá Thạch Anh có độ cứng đạt 7.5 – 8/10 trên thang điểm Mohs, được đánh giá là khá bền. Mỗi loại màu sắc của Thạch Anh mang một ý nghĩa và công dụng riêng, từ việc mang lại bình an, tình yêu, đến sự thịnh vượng và may mắn.
Đá Zircon
Đá Zircon là một loại đá quý có màu sắc không màu, xanh lam, vàng, hồng, tím, cam và xanh lục. Trong số đó, Zircon không màu và xanh lam là những loại được ưa chuộng nhất. Zircon không màu có thể bị nhầm lẫn với kim cương do độ trong suốt và lấp lánh của nó.
Đá Zircon có độ cứng đạt 6.5 – 7/10 trên thang điểm Mohs. Tuy độ cứng và độ bền khá cao nhưng loại đá này cũng cần được bảo quản cẩn thận để tránh trầy xước và hư hỏng.
Đá Zircon có khả năng phản chiếu ánh sáng mạnh mẽ, tạo nên vẻ đẹp lấp lánh cuốn hút.Tại Việt Nam, Zircon cũng được tìm thấy và khai thác ở một số khu vực như Lâm Đồng, Đắk Nông, và Nghệ An.
Đá Cẩm Thạch
Đá Cẩm Thạch còn được gọi là đá Jade. Cẩm Thạch có hai loại chính: Jadeite và Nephrite, trong đó Jadeite có giá trị cao hơn và thường được ưa chuộng hơn. Cẩm Thạch có các màu bao gồm xanh lá cây, trắng, đỏ, vàng, tím và đen. Trong số đó, Cẩm Thạch màu xanh lá cây sáng và đồng nhất, đặc biệt là loại màu lục bảo được coi là có giá trị cao nhất.
Đá Cẩm Thạch có độ cứng đạt 6 – 7/10 trên thang điểm Mohs. Loại đá này độ bền cao và khả năng chịu lực tốt nên được ứng dụng làm trang sức khá nhiều. Tuy nhiên, Cẩm Thạch cần được bảo quản cẩn thận để giữ được vẻ đẹp và độ bền lâu dài.
Tại Việt Nam, Cẩm Thạch cũng được tìm thấy và khai thác ở một số khu vực như Yên Bái và Thanh Hóa.
Đá Hổ Phách
Đá Hổ Phách còn được gọi là đá Amber. Đây là một loại đá quý độc đáo có nguồn gốc từ nhựa cây hóa thạch hàng triệu năm trước. Với màu sắc ấm áp từ vàng nhạt đến vàng cam, nâu và đỏ, Hổ Phách thường có vẻ đẹp tự nhiên và thu hút ánh nhìn. Một số viên Hổ Phách có chứa các tạp chất như côn trùng hoặc thực vật cổ xưa, làm tăng thêm giá trị và sự hấp dẫn của chúng.
Đá Hổ Phách có độ cứng đạt khoảng 2 – 2.5/10 trên thang điểm Mohs, thấp hơn nhiều so với các loại đá quý khác. Vì vậy, đá Hổ Phách dễ bị trầy xước và cần được bảo quản cẩn thận để duy trì vẻ đẹp ban đầu. Tuy nhiên, độ bền của nó vẫn đủ để chế tác thành nhiều loại trang sức và đồ trang trí tinh xảo.
Tại Việt Nam, Hổ Phách không phổ biến như một số loại đá quý khác. Các mỏ có đá Hổ Phách lớn chưa được phát hiện. Tuy nhiên, những viên Hổ Phách chất lượng cao thường được nhập khẩu từ các quốc gia có trữ lượng lớn và nổi tiếng về loại đá quý này.
Các tiêu chuẩn đánh giá đá quý
Để đánh giá và xác định giá trị của một viên đá quý, người ta dựa trên các tiêu chuẩn cơ bản như độ hiếm, độ trong suốt, vẻ đẹp, độ bền,… Dưới đây là chi tiết về từng tiêu chuẩn đánh giá đá quý:
Vẻ đẹp
Màu sắc của đá quý càng tươi sáng và lung linh thì viên đá càng đẹp và giá trị càng cao. Có những viên đá thuộc dạng màu hiếm có giá trị rất lớn.
Ví dụ: Ruby, Sapphire, Ngọc Jade và Emerald là những loại đá quý có màu sắc hấp dẫn nhất.
Độ trong suốt
Đá quý càng trong suốt, không lẫn tạp chất thì giá trị của nó càng cao. Với những viên đá quý có khả năng phản chiếu ánh sáng cao sẽ có giá trị lớn hơn, điển hình như kim cương.
Một số đá quý không có màu sắc nổi bật hay độ trong suốt cao nhưng lại có hiệu ứng quang học đặc biệt nên giá trị của chúng cao hơn bình thường.
Ví dụ: Hiệu ứng “Ngũ sắc” của Opal, hiện tượng “Sao” của đá Ruby và Sapphire, hay hiệu ứng “Mắt mèo” đều làm tăng giá trị của viên đá quý.
Độ bền
Độ bền của đá quý được đánh giá qua độ cứng, độ dai và khả năng chống chịu hoá học.
- Độ cứng: Đá quý càng cứng, độ bền cơ học càng cao, ít bị sứt mẻ hay trầy xước. Kim cương là ví dụ điển hình với độ cứng cao nhất.
- Độ dai: Một số đá không có độ cứng cao nhưng lại rất dai nhờ cấu trúc bên trong bền vững, như ngọc Jade.
- Khả năng chống chịu hóa học: Đá quý cần chịu được tác động của hóa chất thông thường và nhiệt độ cao.
Độ hiếm
Độ hiếm của đá quý thường phụ thuộc vào sự khan hiếm tự nhiên và yếu tố chủ quan từ con người.
Ví dụ: Đá Thạch Anh Tím ở trước thế kỷ 20 có giá trị cao vì rất hiếm, nhưng sau khi được tìm thấy nhiều ở Nga và Brazil, giá trị của loại đá này đã giảm đi đáng kể.
Ngoài những tiêu chuẩn trên, đá quý còn được đánh giá dựa trên các yếu tố khác như kích thước viên đá, chất lượng chế tác, và thị hiếu của người mua tại mỗi khu vực trên thế giới.
Cách phân biệt đá quý thật và giả chính xác
Khi phân biệt đá quý thật và giả, bạn cần phải kiểm tra cẩn thận và áp dụng các kiến thức chuyên môn. Dưới đây là một số phương pháp mà Jemmia chia sẻ để xác định đá quý thật và giả:
- Quan sát tỉ mỉ bằng mắt: Kiểm tra màu sắc, độ trong suốt, và khuyết điểm. Đá thật thường có vân tự nhiên và không hoàn hảo.
- Cảm nhận qua xúc giác: Đá thật khi chạm thường mát lạnh, trong khi đó đá giả cho cảm giác ấm hơn.
- Thử bằng nhiệt độ: Đá thật sẽ giữ nhiệt độ mát lâu hơn khi đặt lên da hoặc sau khi bị đốt.
- Nhờ các chuyên gia kiểm định: Tham khảo ý kiến của các chuyên gia về đá quý để có đánh giá chính xác.
- Đến các trung tâm kiểm định: Mang đá đến các trung tâm kiểm định uy tín để được kiểm tra và xác nhận đá thật. Đây cũng là cách phân biệt đá quý thật, giả chính xác nhất.
Vì sao đá quý ngày càng phổ biến?
Đá quý đã tồn tại hàng trăm nghìn năm, hấp thụ tinh hoa của đất trời và mang trong mình những giá trị đặc biệt. Một ví dụ điển hình là đá Ruby, với màu đỏ nồng cháy được ví như biểu tượng của tình yêu bền vững và mãnh liệt. Các cặp đôi tin rằng sở hữu đá Ruby sẽ giúp tình yêu của họ thêm bền chặt và hạnh phúc viên mãn.
Ngày nay, những viên đá quý màu hồng trở thành món quà đặc biệt và ý nghĩa trong các dịp kỷ niệm quan trọng như đám cưới bạc (25 năm), đám cưới vàng (50 năm), và đám cưới kim cương (60 năm). Đá quý màu hồng tượng trưng cho tình yêu vĩnh cửu, son sắt và nồng cháy, là minh chứng cho sự gắn bó bền chặt qua thời gian.
Đánh giá giá trị của đá quý dựa trên các tiêu chuẩn như màu sắc, độ tinh khiết, trọng lượng và chế tác giúp chúng ta hiểu rõ hơn về giá trị thực sự của chúng. Điều này cũng góp phần làm cho đá quý ngày càng được ưa chuộng và phổ biến trong cuộc sống hiện đại.
Bài viết trên Jemmia đã chia sẻ cho bạn đá quý là gì và 10 loại đá quý trang sức được ưa chuộng nhất. Hy vọng những kiến thức trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về đá quý. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.