Hiểu đúng về đá quý và đá bán quý
Từ thuở khai thiên lập địa, cha ông ta đã biết dùng những viên đá khai thác được trong lòng đất để làm trang sức. Sự lấp lánh, lung linh của những viên đá nhỏ thật khó cưỡng. Tạo nên những món đồ trang sức thật sang trọng, và được gọi bằng nhiều cái tên khác nhau.
Theo nhiều ghi chép, cách đây 82 nghìn năm, nền văn minh nhân loại ở Ai cập đã xuất hiện các loại đá quý. Tiếp đến thời trung cổ, do ảnh hưởng của nhiều văn hóa. Con người trở nên mê tín dị đoan và tinh vào những điều thần bí. Cũng từ đó mà con người bắt đầu có tín ngưỡng vào những viên đá quý. Họ cho rằng sự lấp lánh của những viên đá quý sẽ giúp xua tan xui xẻo, bệnh tật,.. Bắt đầu xuất hiện nhiều loại đá quý khác nhau, phổ biến nhất là màu hổ phách.
Nhưng với kiến thức lúc ấy, vua chúa chưa thể nào phân biệt được đá quý và đá bán quý. Họ chỉ dựa vào màu sắc mà chọn lựa để làm đồ trang sức cho vương miện, thanh kiếm…. Vào thời đại đấy, đá quý là biểu tượng cho tầng lớp quý tộc, thượng lưu.
Đến thời đại phục hưng, con người biết làm đá quý bằng cách thu thập nhiều loại đá khác nhau. Và từ đó, họ xem đây là của cải, tích trữ đá quý ngày càng nhiều. Và nghề gia công chế tác đá quý ra đời, tạo ra những tác phẩm tuyệt đẹp, rực rỡ và sang trọng từ những viên đá thô cứng trước đó.
Ngày nay, với công nghệ cao chúng ta tìm được ra thêm nhiều loại đá quý khác nhau. Và mức giá thành phẩm tùy thuộc vào các loại đá quý. Và cho đến bây giờ, đá quý vẫn phù hợp với những người thuộc tầng lớp quý tộc, giàu có. Sở hữu những viên đá quý để chứng tỏ đẳng cấp của bản thân mình.
ĐÁ BÁN QUÝ | ĐÁ QUÝ | |
Đá bán quý là khoáng chất có thể được gia công sử dụng trong quá trình làm đồ trang sức hoặc trưng bày, sưu tập và chế tác thành những vật phẩm có giá trị. Để có thể được coi là một loại đá bán quý, khoáng vật phải đủ đẹp, hiếm, có độ bền cao chịu được quá trình chế tác và lưu giữ được trong thời gian dài, có thể được truyền từ đời này đến đời khác. Trong tự nhiên có khoảng hơn ba nghìn loại khoáng chất, nhưng chỉ có khoảng hơn một trăm loại được đánh giá và xếp hạng là đá bán quý. Từ đó có thể thấy được sự khắt khe trong việc xếp hạng và phân loại đá bán quý. Tiêu chuẩn đánh giá đá bán quý Để một loại vật chất là đá bán quý, chúng cần chúng thỏa mãn các điều kiện về vẻ đẹp, độ hiếm và độ bền mà chúng sở hữu. | Đá quý là tên gọi chung của tất cả các khoáng vật hiếm có được khai thác từ thiên nhiên. Loài người đã phát hiện ra các khoáng vật đặc biệt này từ hàng ngàn năm trước và bắt đầu gia công chế tác để tạo ra những món trang sức thể hiện đẳng cấp riêng của mình. Trong điều kiện tự nhiên, các loại đá quý được thành tạo ở điều kiện nhiệt độ cao và áp suất lớn. Thường là trong những đợt phun trào núi lửa, những chuyển động địa kiến tạo khiến các tinh thể bị di dời và kết tinh trong điều kiện thích hợp. Những loại magma có thành phần khác nhau sẽ thành tạo những loại đá quý, khoáng vật khác nhau. Những khoáng vật có tính thẩm mỹ, độ cứng, độ bền, độ hiếm cao thì được xếp vào nhóm đá quý hoặc đá bán quý. | |
Màu sắc | Một trong những đặc tính quan trọng nhất của đá bán quý là màu sắc. Các loại đá có màu sắc hấp dẫn là yếu tố giúp chúng trở nên có giá trị hơn so với các loại đá khác. | Một số loại đá quý có thành phần khoáng chất tương tự như nhau, vì thế người ta sẽ dựa vào màu sắc để phân biệt chúng. Cụ thể như Sapphire & Hồng Ngọc đều là khoáng vật của corundum. Nhưng những khoáng vật có màu đỏ thì mới được gọi là Hồng Ngọc, còn những màu khác gọi là Sapphire (Lam Ngọc). |
Kích cỡ | Một viên đá bán quý lớn sẽ giúp chúng ta dễ dàng chiêm ngưỡng hơn vẻ đẹp của nó. Bởi vậy kích cỡ của viên đá cũng là một phần thu hút được nhiều sự quan tâm của giới sưu tầm đồ trang sức. | Ngoài các tiêu chuẩn đẹp, độ bền, độ hiếm ra thì kích thước cũng là tiêu chuẩn định giá đá quý. Những viên đá quý có kích thước càng to thì giá tiền càng lớn. Ví dụ như viên đá quý 20mm sẽ đắt hơn viên 19mm, 18mm, 10mm. Lưu ý mỗi viên đá qúy có kích thước tăng lên gấp 2 thì sẽ tăng gấp đôi số tiền. Vì thế, dù viên đá quý chênh lệch nhau 1mm thì giá tiền cũng tăng lên rất nhiều rồi đó. |
Hình dáng | Bên cạnh kích cỡ, hình dáng là điểm tạo nên vẻ hấp dẫn và nét cuốn hút của đá bán quý so với các loại đá khác. Nắm được đặc trưng trong kết cấu của đá bán quý, người chế tác và thợ thủ công hoàn toàn có thể làm tăng giá trị của sản phẩm thông qua thao tác mài dũa và đánh bóng phù hợp. Ví dụ với Ngọc lục bảo (Emeral) nếu được chế tác hình thuôn dài hoặc hình bát giác sẽ phát huy tối đa vẻ đẹo của loại đá bán quý này. | Hiện nay trên thế giới có hơn 3 nghìn loại khoáng vật, nhưng chỉ có tầm khoảng 100 loại khoáng thạch được thích hợp cho việc gia công đá quý. Trong đó có 4 nhóm đá quý chính thống gồm: Kim Cương, Hồng Ngọc, Sapphire Ngọc Lục Bảo. Tuy nhiên một số quốc gia còn có thêm Ngọc Mắt Mèo, Ngọc Trai, Cẩm Thạch Hoàng Gia, Ngọc Đổi Màu Alexandrite. |
Độ bền và độ cứng | Độ bền (Durability) Ngoài vẻ đẹp bên ngoài, viên đá được coi là quý khi nó có độ bền phù hợp. Độ bền để phân loại đá bán quý rất khác nhau phụ thuộc vào kết cấu và thành phần khoáng chất mà chúng có. Độ cứng (Hardness) Độ cứng của đá bán quý rất quan trọng. Yếu tố này giúp viên đá có khả năng chống mài mòn, củng cố độ bền và làm tăng tuổi thọ của vật phẩm sau quá trình chế tác và gia công. Hiện nay, các chuyên gia sử dụng thang đo Mohs để đo và phân loại độ cứng của đá bán quý. | Đá quý hay bất kỳ một sản phẩm cao cấp nào đều đánh đánh giá tiêu chuẩn qua độ bền. Bởi đá quý có độ bền cao sẽ giúp tránh được những tác động từ bên ngoài như va đập, rơi xuống đất, tiếp xúc với hóa chất…Sản phẩm đá quý không chỉ đẹp, mà còn phải đảm bảo độ bền về mặt hóa học, độ cứng và độ dai |
Tính hiếm | Dựa trên quy luật cung cầu thì những vật hiếm thường có giá trị cao, đặc biệt đối với đá bán quý. Và ngược lại, những loại đá bán quý quá thông dụng và dễ dàng được tìm thấy thì nó sẽ bị giảm giá trị một cách đáng kể dù tính thẩm mỹ vẫn được đảm bảo. Chẳng hạn như Amethysts (Thạch anh tím) thường được đánh giá thấp bởi vì nó quá phổ biến tại Brasil mặc dù màu sắc của nó rất hấp dẫn và nó sở hữu những tính chất đạt chuẩn của đá bán quý. Đặc biệt, dù không đạt tính thẩm mỹ nhưng chỉ cần hiếm thì những viên đá bán quý “nghìn năm có một” cũng là đối tượng được những nhà sưu tầm nữ trang săn lùng và trả giá cao. | Người dùng luôn có tư duy là đi đôi với quý hiếm, vì thế đồ gì càng hiếm thì càng quý. Một trong những viên đá quý nhất hiện nay là đá Alexandrite xuất xứ ở Nga. Đây là loại đá quý có thể thay đổi về màu sắc và có giá trị lớn hơn nhiều so với kim cương. Ở những thế kỷ trước thì Thạch Anh Tím cũng là loại đá quý hiếm nhưng từ thế kỷ XX cho đến nay, Thạch Anh Tím đã tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Vì thế mà giá của Thạch Anh Tím đã giảm xuống đáng kể |
Vẻ đẹp và sự hấp dẫn | Vẻ đẹp và sự hấp dẫn của đá bán quý phụ thuộc rất nhiều vào đặc tính quang học (Optical Attraction), nhờ tính chất quang học hấp dẫn, những viên đá có thể được xếp hạng và định mức giá trị của mình. | Đẹp luôn là tiêu chí hàng đầu của người dùng đánh giá được giá trị và chất lượng của đá quý. Tiêu chuẩn đẹp được quy định về độ trong suốt, màu sắc, phản chiếu ánh sáng. Cụ thể Màu sắc đá quý càng tươi, màu sắc đậm thì viên đá quý càng đẹp và càng có giá trị cao như Ruby, Phỉ Thúy, Sapphire, hay Emerald Ngọc Lục Bảo là những viên đá có màu sắc đẹp nhất hiện nay. Độ trong suốt của viên đá: Không bị nứt, không có tạo chất, độ trong suốt càng cao thì viên đá càng có giá trị. Độ phản chiếu ánh sáng càng cao thì càng luôn cuốn thị giác của người dùng thì viên đá đó càng có giá trị |
Sự khúc xạ | Sự phản xạ (Reflection) Sự phản xạ là một trong những yếu tố quyết định sự lấp lánh của đá bán quý. Hầu hết tất cả các loại đá bán quý sẽ phản chiếu lại khi có ánh sáng tác động đến bề mặt của chúng. Do vậy những viên đá bán quý được đánh bóng tỉ mỉ là những viên đá vô cùng có giá trị nhờ có độ phẳng và có bề mặt phản xạ tốt. Tính khúc xạ (Refraction) Tất cả các vật liệu đều có sự thay đổi đường đi của ánh sáng hay còn gọi là tính khúc xạ ánh sáng. Hiện nay, các chuyên da dùng khái niệm chiết suất hoặc RI để đo chỉ số khúc xạ của đá bán quý. Giác mài (Facets) Số lượng vị trí giác mài là một yếu tố không thể bỏ qua khi đánh giá đá bán quý. Chính những đặc điểm này làm cho viên đá trở nên lấp lánh hơn và giúp món nữ trang sở hữu vẻ đẹp riêng biệt. | |
Khối lượng | Khối lượng tiêu chuẩn cả viên đá quý được tính là carat (1ct = 0,2g). Khối lượng viên đá quý càng lớn, càng quý thì càng có giá trị cao |
Giữa đá quý và đá bán quý về bản chất luôn đem lại được nét đẹp cho nữ trang. Nhưng khi xét về khía cạnh sang trong và đẳng cấp giữa đá quý và đá bán quý. Đá quý bỏ xa đối thủ về sự sang trọng. Nhưng xét về giá thì đá bán quý lại chiếm ưu thế vượt trội. Trên đây là bài so sánh nhanh về đá quý và đá bán quý. JEMMIA hy vọng bạn sẽ chọn cho mình một món trang sức phù hợp hay có thể chọn cho người người mình thương 1 món quà sang trọng ý nghĩa.