Kim cương nâu – Viên đá quý ngọt ngào với vẻ đẹp cuốn hút
Tương tự như kim cương trắng, kim cương nâu được tạo nên nhờ áp lực và nhiệt độ cao sâu dưới lòng đất. Loại kim cương này đang dần được mọi người yêu thích vì vẻ đẹp cuốn hút và nó mang lại. Hãy cùng Jemmia Diamond tìm hiểu tất cả thông tin về kim cương nâu nhé.
Kim cương nâu là gì?
Kim cương nâu là kim cương có màu nâu tự nhiên, giống như các viên kim cương khác thì kim cương nâu cũng được cấu tạo từ carbon. Tuy nhiên do những áp lực và sức nóng vô cùng lớn dưới lòng đất đã tạo ra sự biến dạng trong mạng tinh thể. Điều đó làm cho cách hấp thụ ánh sáng của đá bị thay đổi và xuất hiện của kết cấu Graining.
Bên cạnh đó thành phần nitơ có trong hợp chất kim cương cũng góp phần tạo nền màu nâu độc đáo. Kim cương nâu có sự đa dạng từ nâu nhạt đến đậm, tạo ra những viên đá quý mang điểm rất riêng và độc đáo.
Có bao nhiêu loại kim cương nâu?
Kim cương nâu tự nhiên
Màu nâu tự nhiên là do các tạp chất niken hay chiếu xạ sẽ dễ dàng nhận thấy thông qua phép đo lường quang phổ. Hầu như kim cương nâu tự nhiên sẽ không có bất kỳ đỉnh hấp thụ đặc trưng nào.
Mặc dù đã có quy ước rằng màu sắc liên quan đến sự biến dạng dẻo, nhưng lý do đã được xác định là chỉ có kim cương nâu tự nhiên loại IIA. Và những khiếm khuyết bên trong tinh thể kim cương là nguyên nhân tạo nên màu nâu đặc trưng.
Kim cương nâu tổng hợp
Kim cương tổng hợp sẽ được sản xuất bằng cách nén than chì đến và gigapascal với áp suất cao và nhiệt độ trên 1500 độ C và thường rất giàu nitơ. Ni tơ trong viên kim cương sẽ bị phân tán qua mạng tinh thể ở dạng các nguyên tử đơn lẻ và tạo ra màu vàng.
Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi thành kim cương, người ta sẽ thường cho thêm niken và than chì vào. Sự kết hợp giữa niken và nitơ sẽ tạo ra màu nâu cho viên kim cương.
Kim cương nâu được khai thác ở đâu?
Kim cương nâu được khai thác ở nhiều nơi trên thế giới, với các mỏ lớn tập trung ở Úc, Nga, Canada, Nam Phi. Mỗi khu vực khai thác đều có những đặc điểm riêng về chất lượng và màu sắc. Trong đó có mỏ Argyle (Úc) là mỏ được khai thác phần lớn lượng kim cương nâu trên thế giới.
Vẻ đẹp cuốn hút của kim cương nâu
Kim cương nâu là tên gọi dùng chung để chỉ những loại kim cương có gam màu nâu. Tuy nhiên, trên thực tế những viên kim cương nhóm nâu có đa dạng các tông màu, bao gồm: màu champagne, màu chocolate, màu caramel, màu cappuccino và cả màu của cognac.
Trong đó kim cương màu chocolate rất được ưa chuộng trong ngành công nghiệp trang sức. Những viên kim cương nâu mang trên mình vẻ đẹp dịu dàng, lấp lánh nhưng không quá phô trương. Điều này đã đem lại vẻ đẹp cổ điển, sang trọng và rất được lòng phái đẹp trên toàn thế giới.
Kim cương nâu có đắt không?
Cũng giống như tất cả các kim loại đá quý khác thì kim cương cũng có mức giá từ phổ thông đến cực kỳ đắt. Tuy nhiên giá của chúng sẽ thường thấp hơn các loại kim cương có màu khác như: xanh lục, xanh lam, đỏ.
Đánh giá giá trị của kim cương nâu bằng cách nào?
Vì có nhiều gam màu nâu khác nhau nên màu sắc cũng có tác động đến giá trị của viên kim cương. Theo thang điểm phân loại kim cương nâu, màu sắc được chia như sau:
- Từ S -> Z là màu nâu cực kỳ nhạt
- Từ N -> R là màu nâu rất nhạt
- Từ K -> M là màu nâu nhạt
Màu kim cương càng đậm và tinh khiết thì sẽ có giá trị cao. Trên thực tế thì màu sắc của viên kim cương càng trở nên rõ ràng thì giá trị sẽ càng giảm nhưng ở kim cương nâu thì ngược lại, Khi kim cương càng nâu thì giá của nó sẽ càng cao và được gọi là đá quý màu Fancy.
Cách làm sạch và bảo quản kim cương nâu
Cách làm sạch kim cương nâu
Bạn pha loãng xà phòng rửa tay nhẹ với nước ấm rồi ngâm kim cương nâu khoảng 5 – 10 phút rồi sau đó dùng bàn chải lông mềm chải nhẹ nhàng để loại bỏ đi bụi bẩn. Rửa sạch lại kim cương dưới nước ấm và lau khô bằng khăn mềm không xơ. Nên cất giữ kim cương nâu trong hộp trang sức riêng hoặc bọc trong khăn mềm để tránh bị va chạm và trầy xước.
Cách bảo quản kim cương nâu
Kim cương nâu nếu được bảo quản đúng cách sẽ giúp bạn giữ cho viên kim cương luôn được sáng đẹp và rực rỡ. Dưới đây là các cách bảo quản kim cương nâu được chuyên gia tư vấn:
- Không nên để kim cương nâu tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao, vì điều đó có thể làm nứt hoặc vỡ kim cương (nên tháo kim cương ra trước khi tắm nước nóng, xông hơi hay sử dụng máy sấy tóc).
- Tránh tiếp xúc kim cương với các loại hóa chất như: axit, chất tẩy trắng, clo,… vì điều đó sẽ làm hỏng kim cương nâu.
- Bảo quản kim cương nâu ở nơi khô ráo.
- Thường xuyên mang kim cương nâu đến thợ kim hoàn để được kiểm tra định kỳ.
Ngoài ra bạn nên mua kim cương nâu ở các cửa hàng uy tín, có giấy tờ kiểm định chất lượng rõ ràng để được đảm bảo được đảm bảo nguồn gốc và giá trị của viên kim cương.
Trên đây là các thông tin về kim cương nâu mà Jemmia đã chia sẻ. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp Jemmia hiểu hơn về kim cương nâu. Theo dõi Jemmia để biết nhiều hơn về kiến thức kim cương nhé.