Ứng dụng mô hình Harmonic trong biểu đồ giá vàng
Để phân tích chính xác sự biến động trên biểu đồ giá vàng, ta có một công cụ mang tên Mô hình giá Harmonic. Bài viết sau sẽ cùng bạn tìm hiểu, phân loại và đánh giá ưu nhược điểm của mô hình này. Để từ đó chúng ta có thêm một công cụ để phân tích giá vàng được chuẩn hơn.
Xem thêm
- Biểu đồ giá vàng và tầm quan trọng của phân tích kỹ thuật
- Biểu đồ giá vàng và mối tương quan với chỉ số COT
- Ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong biểu đồ giá vàng
Tổng quan về mô hình Harmonic trong biểu đồ giá vàng
Mô hình giá Harmonic lần đầu tiên xuất hiện vào năm 1932 bởi HM Gartley trong cuốn “Lợi nhuận trên thị trường chứng khoán”. Theo đó, Gartley xác định mỗi 5 điểm biến động liền kề để tạo thành khối hình học nhất định. Từ khối hình học trên, các chuyên gia sẽ rút ra những nhận định, kết luận tương ứng để dự đoán biến động giá vàng.
Sau đó, nhà kinh tế học Larry Pesavento đã cái tiến mô hình này, kế hợp cùng các quy tắc khác để hoàn thiện mô hình hơn. Từ đây, các chuyên gia kinh tế cũng tiến hành cải thiện để ứng dụng được nhiều lĩnh vực hơn.
Hiện tại, Harmonic được dùng không chỉ trong chứng khoán, mà cả tiền ảo, dầu mỏ và cả giá vàng. Nhìn chung, bất kỳ biến động tài chính nào đều có thể ứng dụng mô hình Harmonic để nghiên cứu.
Cụ thể, Harmonic tập trung xác định các điểm đảo chiều, đảo ngược xu hướng trong biểu đồ. Đây là những yếu tố cần thiết để các nhà đầu tư có thể tối ưu phiên giao dịch và chốt lời hiệu quả hơn hơn.
Cấu trúc mô hình giá Harmonic
Cấu trúc mô hình giá Harmonic xác định 5 điểm biến động giá liền kề trên biểu đồ giá vàng. 5 điểm này lần lượt là: X, A, B, C, D theo thứ tự xuất hiện theo thời gian trên biểu đồ.
Cần lưu ý rằng, khi quan sát biểu đồ giá vàng, sự biến động theo thời gian diễn ra từ trái qua phải trên trục tung. Do đó, xác định điểm biến động, cần lưu ý trạng thái xuất hiện tương ứng với dòng thời gian.
Trong mô hình trên, điểm C thấp hơn điểm A, điểm D cao hơn điểm X sẽ được gọi là Bullish Gartley. Mô hình này phản ánh xu hướng giá vàng đi xuống.
Còn nếu theo mô hình Harmonic, điểm C cao hơn điểm A, điểm D thấp hơn điểm X thì được gọi là Bearish Gartley. Mô hình này phản ánh xu hướng giá vàng đang đi lên.
Tuy nhiên, tránh nhầm lẫn giữa mô hình Harmonic và mô hình 2 đỉnh, mô hình 2 đáy. Điểm khác biệt được thể hiện như sau:
- Mô hình 2 đỉnh: phản ánh dấu hiệu đảo chiều xu hướng từ tăng thành giảm. Bullish phản ánh dấu hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm thành tăng.
- Mô hình 2 đáy: phản ánh dấu hiệu đảo chiều xu hướng từ giảm thành tăng. Bearish phản ánh dấu hiệu đảo chiều xu hướng từ tăng thành giảm.
Phân loại và ứng dụng mô hình Harmonic trong biểu đồ giá vàng
Mô hình Gartley (mô hình cổ điển)
Như đã nói ở trên, Gartley là người đầu tiên đưa mô hình Harmonic đến với thế giới tài chính. Mô hình này được dùng để phản ánh xu hướng, lẫn biến động sau điểm D (điểm cuối mô hình). Đặc trưng của mô hình Gartley là đoạn CD (đoạn cuối mô hình) có chiều dài thấp hơn đoạn XA (đoạn mở đầu). Xu hướng giá sau mô hình phản ánh độ chênh lệch diễn ra ở mức thấp, không quá cao.
Cách đọc biểu đồ Gartley khi tăng giá:
- Giá vàng tăng từ X lên A, sau đó giảm nhẹ xuống B, điểm B không cao hơn điểm X. Điểm thoái lui khoảng 0.618.
- Giá vàng tăng từ B lên C, điểm thoái lui từ 0.382 – 0.866 so với khoảng giá từ AB.
- Giá vàng giảm từ C xuống D, điểm thoái lui từ 1.130 – 1.618 so với khoảng giá từ AB.
- Điểm D có điểm thoái lui khoảng 0.768. Đây là vùng đảo chiều tiềm năng, có thể chốt lệnh giao dịch bán hoặc đợi khi giá chạm đỉnh.
Cách đọc biểu đồ Gartley khi tăng giá:
- Tương tự như trên, nhưng xác định điểm D là điểm tiềm năng để chốt lệch giao dịch mua nhằm tránh lỗ.
Mô hình Butterfly (con bướm)
Đặc trưng của mô hình Butterfly là đoạn CD (đoạn cuối mô hình) có chiều dài cao hơn đoạn XA (đoạn mở đầu). Xu hướng của mô hình này phản ánh một sự tăng, hoặc giảm diễn ra mạnh mẽ sau mô hình.
Cách đọc biểu đồ Butterfly khi giảm giá:
- Giá vàng giảm từ X xuống A, sau đó tăng nhẹ lên B, điểm B không cao hơn điểm X. Điểm thoái lui khoảng 0.786.
- Giá vàng giảm từ B xuống C, điểm thoái lui từ 0.382 – 0.866 so với khoảng giá từ AB.
- Giá vàng tăng từ C lên D, điểm thoái lui từ 1.618 – 2.240 so với khoảng giá từ AB.
- Điểm D có điểm thoái lui khoảng 1.270. Đây là không gian có thể chốt lệnh giao dịch mua hoặc đợi khi giá chạm đỉnh. Tuy nhiên, cần cẩn trọng rằng việc chốt lệch giao dịch cần thực hiện nhanh, chắc chắn.
Mô hình Bat (con dơi)
Về cơ bản, mô hình Bat có cấu trúc tương tự mô hình Gartley, chỉ khác về chỉ số. Chính xác hơn, mô hình Bat có xu hướng đồng đều giữa đoạn XA (đoạn mở đầu) và CD (đoạn cuối mô hình). Xu hướng giá mô hình này phản ánh sự ít biến động, không thay đổi mạnh của giá vàng.
Cách đọc biểu đồ Bat khi tăng giá:
- Giá vàng tăng từ X lên A, sau đó giảm nhẹ xuống B, điểm B gần bằng hoặc bằng điểm X. Điểm thoái lui khoảng 0.382.
- Giá vàng điểm AC và BC có xu hướng tương đồng, không quá chênh nhau. Điểm thoái lui trong khoảng 0.382.
- Giá vàng điểm CD và XA có xu hướng tương đồng, không quá chênh nhau. Điểm thoái lui trong khoảng 1.270. Đây là thời điểm thích hợp để quan sát vì giá vàng không có nhiều biến động.
- Tuy nhiên, nếu giá vàng đang ở mức cao thì cần chốt lời càng sớm càng tốt. Bởi lúc này đâu dễ tồn tại rủi ro biểu đồ giá vàng sẽ đi xuống.
- Giá vàng tăng từ C lên D, điểm thoái lui từ 1.618 – 2.240 so với khoảng giá từ AB.
Cách đọc mô hình Bat khi giảm giá:
- Với mô hình Bat khi giảm giá, thì cần chốt lời ngay lập tức để tránh lỗi lớn.
Mô hình Crap (con cua)
Mô hình giá Crap được xem là một trong những mô hình Harmonic chuẩn, chính xác nhất hiện nay. Mô hình này có thể dự đoán được cái điểm đảo chiều trong biểu đồ giá vàng. Mô hình này tương tự mô hình Butterfly, nhưng khác về số đo.
Cách đọc biểu đồ Crap khi tăng giá:
- Giá vàng tăng từ X lên A, sau đó giảm nhẹ xuống B, điểm B không cao hơn điểm X. Điểm thoái lui khoảng 0.382.
- Giá vàng tăng từ B lên C, điểm thoái lui từ 0.382 – 0.866 so với khoảng giá từ AB.
- Giá vàng giảm từ C xuống D, điểm thoái lui từ 2.618 – 3.618 so với khoảng giá từ A B.
- Điểm D có điểm mở rộng 1.618 so với đoạn XA. Đây là không gian có thể chốt lệnh giao dịch bán nhanh để cắt lỗ hiệu quả.
Cách đọc biểu đồ Crap khi giảm giá:
- Với mô hình Crap khi giảm giá, thì cần chốt lời ngay lập tức để tránh lỗi lớn.
Ưu và nhược điểm của mô hình Harmonic trong phân tích biểu đồ giá vàng
Ưu điểm của mô hình Harmonic
Có nhiều lý do để mô hình Harmonic trở thành công cụ hàng đầu trong việc dự đoán biến động biểu đồ giá vàng.
Đầu tiên là bởi tính chính xác cao, nên giúp nhà đầu tư chặn lỗ hiệu quả. Điều này xét trên thực tế, sẽ giúp nhà đầu tư tránh rủi ro khi đầu tư. Đây chính là điểm cốt lõi để mô hình Harmonic được ưa chuộng đến như vậy.
Tiếp nữa chính là độ tin cậy bởi tính ổn định, chu kỳ diễn ra có tính lặp lại. Do vậy sẽ nhận được sự tin cậy cao khi phân tích thị trường.
Thứ ba là tính linh động, hoạt động tốt ở tất cả bối cảnh, khung thời gian của mọi phiên giao dịch. Điều này giúp các nhà đầu tư linh động, ứng biến tốt hơn với những biến động của thị trường.
Nhược điểm của mô hình Harmonic trong phân tích biểu đồ giá vàng
Tuy rằng rất hữu hiệu và có tính an toàn cao khi phân tích biểu đồ giá vàng. Nhưng không vì thế mà mô hình Harmonic trở nên hoàn hảo bởi những vấn đề sau.
Cốt lõi nhất chính là sự phức tạp, cần nhiều kinh nghiệm và khả năng phân tích. Do đó, với những nhà đầu tư vừa phải, việc đánh giá biểu đồ giá vàng qua mô hình Harmonic sẽ có rủi ro nhất định.
Do vậy, với những ai chưa có nhiều kinh nghiệm, không chắc chắn vào năng lực đánh giá, phân tích thị trường của mình. Hãy suy nghĩ thật kỹ về quyết định sử dụng mô hình Harmonic để phân tích thị trường vàng.
Bên cạnh đó, tuy rằng đáng tin cậy, nhưng bất kỳ mô hình nào cũng có những rủi ro. Với mô hình Harmonic thì rủi ro tuy thấp, nhưng cũng vì thế mà khiến nhiều nhà đầu tư chủ quan. Do vậy, trong một số trường hợp nhất định mà nhà đầu tư lỗ lớn khi tin vào mô hình Harmonic.
Chính vì thế, khi phân tích và quyết định đầu tư, thì mỗi người hãy sẵn sàng một phương án dự phòng. Nhất là trong những trường hợp mà bản thân cảm thấy thiếu tin tưởng. Bên cạnh đó, cũng cần hạn chế những tín hiệu đáng nghi ngờ trên biểu đồ giá vàng. Có như thế, bạn mới có thể chắc chắn, đầu tư hiệu quả và rõ nét hơn, để đem lại lợi nhuận tốt hơn cho bản thân mình.
Nhìn chung, mô hình Harmonic là một công cụ đáng tin cậy cho các nhà đầu tư trước những biểu đồ giá vàng. Cũng trong thực tế, những tình huống và dòng chảy thị trường mà giá vàng đem lại. Đều được tiên lượng và trong tầm ngắm của mô hình Harmonic. Do đó, với những ai cần cho mình những sự tin cậy và chắc chắn, thì đây hẳn là lựa chọn an toàn nhất khi đầu tư vàng.
Jemmia Diamond – Địa chỉ mua kim cương uy tín
JEMMIA DIAMOND là chuyên gia kim cương, công ty được viện ngọc học Hoa Kỳ GIA ủy quyền nhập và phân phối kim cương kiểm định GIA chính hãng. Vì thế kim cương mua tại Jemmia luôn rõ nguồn gốc, đảm bảo về chất lượng, uy tín thế giới và có giá trị toàn cầu.
Bảng giá kim cương thiên nhiên Jemmia cạnh tranh nhất thị trường cùng chính sách thu mua – thu đổi hấp dẫn hãy đến ngay với JEMMIA DIAMOND. Tin rằng đội ngũ chuyên gia tư vấn giàu kinh nghiệm sẽ giúp quý khách chọn được viên kim cương ưng ý.
Mọi thắc mắc mời quý khách vui lòng liên hệ:
Hệ thống Showrooms: MỞ CỬA 9H00 – 21H00 (kể cả chủ nhật và ngày lễ)
- TP. Hồ Chí Minh: 72 Nguyễn Cư Trinh, P. Phạm Ngũ Lão, Q. 1
- TP. Hà Nội: 63 Kim Mã, Q. Ba Đình
Hotline:
- CN HCM: 0838 353 333 (phím 1)
- CN HN: 0838 353 333 (phím 2)
Jemmia Diamond – Chuyên gia kim cương – 100% kim cương GIA nhập khẩu chưa qua sử dụng
– Nguồn gốc kim cương GIA của Jemmia Diamond rõ nguồn gốc xuất xứ có chứng nhận GIA quốc tế.
– 100% là kim cương mới chưa qua sử dụng. Vì Jemmia Diamond luôn mong muốn mang lại hạnh phúc, sự may mắn và giá trị lớn nhất cho khách hàng khi bán kim cương mới chưa qua sử dụng.
– Kim cương giá tốt giá thành siêu hợp lý, ở đâu giá tốt chúng tôi giá tốt hơn.