Bảng màu kim cương tự nhiên
Kim cương tự nhiên là một trong những loại đá quý siêu bền, siêu quý hiếm được cấu thành từ Cacbon nhưng kim cương sẽ có nhiều màu sắc khác nhau. Trong bài viết này, Jemmia cung cấp cho bạn biết thông tin về bảng màu kim cương tự nhiên giúp bạn dễ hình dung rõ về giá trị và vẻ đẹp của nó trong điều kiện thực tế.
Tìm hiểu chung về màu sắc kim cương
Màu sắc của kim cương không chỉ đơn thuần là vẻ đẹp thẩm mỹ mà còn phản ánh cả quá trình hình thành và cấu trúc tinh thể bên trong. Màu sắc đa dạng được tạo ra từ các nguyên tố vi lượng hòa trộn vào mạng tinh thể carbon trong quá trình hình thành sâu trong lòng Trái Đất.
Hơn nữa, màu của kim cương là một trong những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến giá trị của một viên đá. Bảng màu kim cương có các màu hiếm như hồng, xanh dương, đỏ, đen,…
Yếu tố màu sắc cũng là một trong bốn tiêu chí 4C (carat, cut, color, clarity) được sử dụng để đánh giá chất lượng và giá trị của một viên kim cương tự nhiên.
Bảng màu kim cương tự nhiên cấp GIA
Kim cương không chỉ nổi tiếng bởi độ cứng tuyệt đối mà còn bởi vẻ đẹp đa dạng màu sắc. Trong tự nhiên, viên đá này xuất hiện với nhiều sắc thái khác nhau. Tuy nhiên, kim cương trắng tinh khiết vẫn luôn được ưa chuộng và có giá trị cao nhất trong ngành trang sức.
Thang đo màu kim cương GIA là tiêu chuẩn quốc tế được sử dụng rộng rãi để đánh giá màu sắc kim cương. Thang đo này sử dụng các chữ cái từ D đến Z, trong đó:
- D: Là cấp độ màu cao nhất, tương ứng với kim cương hoàn toàn không màu, trong suốt và có giá trị quý hiếm nhất.
- E, F: Kim cương không màu, rất trong suốt và được xếp vào hàng cao cấp.
- G, H, I, J: Màu kim cương gần như không màu, có thể nhìn thấy một chút màu vàng rất nhạt khi quan sát kỹ.
- K đến Z: Viên đá quý này có màu vàng hoặc nâu rõ rệt hơn, giá trị giảm dần theo thứ tự của bảng chữ cái.
Tóm lại, bạn cần phải hiểu rõ về thang đo màu GIA sẽ giúp bạn lựa chọn được viên kim cương phù hợp với sở thích và nhu cầu của mình.
Bảng màu kim cương trong thế giới tự nhiên
Mỗi màu của kim cương đều mang một ý nghĩa và giá trị riêng biệt, phản ánh sự độc đáo của thiên nhiên và vẻ đẹp của con người. Từ những tông màu dịu nhẹ như hồng, cam cho đến những sắc màu mạnh mẽ như xanh, đỏ, thậm chí là đen huyền bí, hãy cùng khám phá bí mật của các màu kim cương dưới đây:
Kim cương màu nâu
Kim cương có màu nâu được hình thành do niken, hoặc khuyết tật mạng cấu trúc dạng dẻo. Đây là loại kim cương tương đối phổ biến, chính vì thế khiến giá trị thực sự của viên đá quý giảm hẳn khi so cùng các màu sắc cũng như các loại đá quý khác. Tuy vậy, trong những năm gần đây, với sự tiếp thị lẫn truyền thông phủ sóng, mà giá vị lẫn vị thế của viên kim cương này dần được cải thiện. Kim cương màu nâu còn có một tên gọi khác là kim cương sô cô la.
Kim cương màu cam
Kim cương chứa nitơ sẽ tạo thành viên đá quý màu cam, trong cấu trúc phân tử thì các nguyên tử này sắp xếp một cách rất gọn gàng và ổn định. Nhưng trong một số trường hợp thì viên kim cương có màu này sẽ có xu hướng ngả màu sang nâu, vàng hoặc hồng. Còn trong thực tế, kim cương màu vàng đa phần có nguồn gốc từ châu Phi, với tên gọi đầu tiên là Kim cương bí ngô – được tìm thấy và bán trong thời điểm Halloween 1997.
Kim cương màu vàng
Cũng như viên kim cương màu cam, kim cương màu vàng là do các nguyên tử nitơ nhóm lại theo một cách rất ổn định và cụ thể. Những viên kim cương màu vàng đầu tiên được tìm thấy ở Nam Phi, đây cũng là nơi mà những viên kim cương tự nhiên lớn được tìm thấy luôn là viên lớn nhất trong thời điểm đó. Về mặt giá trị, kim cương màu vàng, hoặc ngả vàng có giá trị cao nhất do đây là viên kim cương có màu sắc tương đối ổn định, không biến hoặc phai màu theo thời gian.
Kim cương màu xanh
Kim cương có màu xanh là những viên kim cương tiếp xúc với bức xạ trong tự nhiên. Quá trình này tạo nên sự hấp thụ màu đỏ, vàng trong dải quang phổ để tạo ra màu xanh lục. Trong điều kiện thực tế, kim cương màu xanh có thể biến thành màu vàng, xanh hoặc xám nhẹ. Kim cương màu xanh chủ yếu được tìm thấy ở châu Phi hoặc Nam Mỹ, viên lớn nhất có màu này nặng 41 carat.
Kim cương màu hồng
Kim cương hình thành màu hồng khi nhiệt độ và áp suất khiến tinh thể cấu trúc bị biến dạng. Sự biến đổi này làm viên kim cương hấp thụ ánh sáng màu xanh lá cây và tạo nên màu hồng. Theo thời gian, sự biến đổi này sẽ khiến viên kim cương đổi thành màu cam, nâu hoặc đỏ tía.
Kim cương có màu hồng được phân loại thành: mờ nhạt, mờ nhẹ, nhẹ, sáng, sáng đậm, đậm, sống động. Tương tự như các phổ màu sắc giá, màu càng đậm thì giá trị viên đá càng cao.
Kim cương màu hồng trong tự nhiên được tìm thấy nhiều ở Brazil, Nga, Siberia, Nam Phi, Tanzania và Canada. Tuy vậy, phần lớn viên đá này được tìm thấy ở Úc. Do tại đây có một mỏ kim cương với trữ lượng vô cùng lớn.
Kim cương màu đỏ
Được xem là loại kim cương có giá trị quý hiếm bậc nhất, kim cương đỏ rất khó kiếm và hiếm tìm. Theo bảng màu của kim cương tự nhiên, nó chính là kim cương màu hồng ở mức độ đậm màu nhất. Trong thực tế, sự hiếm có khó tìm của kim cương màu đỏ, nên rất ít người biết đến sự tồn tại và chạm vào nó trong điều kiện tự nhiên.
Kim cương màu tím
Song song với sự hiếm có của kim cương màu đỏ. Kim cương màu tím cũng hiếm không kém. Nhiều thương nhân trong ngành trang sức nhận định rằng, sự biến dạng trong cấu trúc tinh thể khi hình thành đã tạo nên màu tím cho viên kim cương. Những viên thường được tìm thấy có kích thước tương đối nhỏ bé và không nổi tiếng cho lắm. Những viên có kích thước trên 5 carat có giá trị cực lớn. Tạo nên một vẻ đẹp vô cùng sống động nhưng rõ ràng không dễ gì để một người bình thường chạm tới.
Kim cương có màu tím thường rất hiếm, đa số xuất hiện ở mỏ Argyle. Nơi những viên kim cương có màu hồng được tìm thấy nhiều nhất. Sắc màu này một phần do Hydrogen tạo thành.
Kim cương màu đen
Kim cương có màu đen trong tự nhiên rất hiếm. Sự xuất hiện màu sắc này chủ yếu do sự tác động trực tiếp của than chì còn sót lại trong quá trình phản ứng. Viên kim cương màu đen lớn nhất. Nổi tiếng nhất là Black Orloff – 67.50 carat.
Kim cương màu trắng
Có một sự nhầm lẫn trong cách dùng từ mà nhiều người không để ý rằng: kim cương không màu khác với kim cương màu trắng. Một viên kim cương trắng tinh khiết có độ trong mờ. Hoặc độ đục làm viên kim cương được xem là kim cương trắng. Điều này phải khi quan sát dưới kính hiển vi, ta mới nhìn thấy rõ được. Đây là một trong những loại kim cương có giá trị cao, dễ tìm thấy trong tự nhiên nhất.
Màu sắc của kim cương tương đối đa dạng, điều này giúp người dùng có được những sự lựa chọn hơn cho mình. Bảng màu của kim cương tự nhiên còn phản ánh một cách sinh động vẻ đẹp của những viên đá quý có trong tự nhiên.
Màu sắc viên kim cương nào đắt nhất?
Kim cương luôn được xem là biểu tượng của sự sang trọng và quý phái. Nhưng bạn đã bao giờ thắc mắc viên kim cương nào được xem là đắt giá nhất thế giới?
Câu trả lời đó chính là viên kim cương Koh-i-noor huyền thoại có trọng lượng 105,6 cara (21,12 g). Chủ sở hữu hiện nay của viên đá quý này là British Crown Jewels tại Hoàng gia Anh.
Hơn nữa, viên kim cương Koh-i-noor huyền thoại có màu sắc không màu (D) hoàn hảo. Như bạn đã biết kim cương không màu là loại tinh khiết và có giá trị cao nhất trong thế giới kim cương.
Đặc biệt, Koh-i-noor còn được biết đến là viên đá có kích thước lớn đạt kỷ lục và nặng tới 793 carat khi chưa được cắt gọt, gia công.
Ngoài ra, viên kim cương này còn mang trong mình một lịch sử lâu đời và những câu chuyện huyền bí, khiến nó trở thành viên kim cương được săn lùng và ngưỡng mộ nhất trên thế giới:
- Đầu tiên, vào năm 1306 tại Ấn Độ đã tìm thấy viên đá quý tại khu mỏ Golconda, vùng Andhra Pradesh. Trước đó, Koh I Noor như một chiến lợi phẩm sau các trận chiến mà có nhiều vương triều được sở hữu.
- Khi đến năm 1849, hoàng gia Anh đã mua lại viên đá này theo hiệp ước Lahore. Cuối cùng, viên đá đã được gắn trên vương miện của nữ hoàng Anh, được trưng bày tại tháp Luân Đôn.
Tại sao bảng màu kim cương quan trọng?
Bảng màu kim cương không chỉ là một hệ thống giúp phân loại dựa trên các đánh giá về màu sắc của kim cương. Dưới đây là những lý do cho thấy vì sao bảng màu lại quan trọng như vậy:
- Khi đứng trước vô vàn viên kim cương lấp lánh, bảng màu sẽ giúp bạn tìm thấy viên đá có màu sắc phù hợp nhất với cá tính và phong cách riêng.
- Bảng màu là công cụ không thể thiếu để giúp người bán và chuyên gia có thể đánh giá chính xác vẻ đẹp và độ tinh khiết của từng viên kim cương.
- Màu sắc là yếu tố quyết định trực tiếp đến giá trị của một viên kim cương. Bảng màu chính là cơ sở để xác định giá trị thực của từng viên đá dựa trên màu của chúng.
- Bảng màu giúp đảm bảo tính nhất quán chung trong việc đánh giá chất lượng màu của các viên kim cương. Chính vì thế, bảng màu chính là tiêu chuẩn chung trong ngành công nghiệp kim cương toàn cầu.
Qua bài viết này, Jemmia không chỉ cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về bảng màu kim cương mà còn giúp bạn hiểu được tầm quan trọng của việc lựa chọn một viên kim cương có màu sắc phù hợp. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.