Giấy kiểm định kim cương: Phân loại và cách đọc
Kiểm định kim cương là một quy trình không thể thiếu trong việc xác định và phân loại kim cương. Vậy có những loại giấy kiểm định kim cương nào, cùng tìm hiểu ngay ở bài viết dưới đây nhé!
Giấy kiểm định kim cương là gì?
Giấy kiểm định kim cương là loại giấy được phát hàng bởi các trung tâm kiểm định uy tín trong ngành đá quý và kim cương. Đây là tài liệu quan trọng trong quá trình mua bán kim cương.
Giấy kiểm định sẽ cung cấp thông tin đầy đủ về chất lượng, các thông số quan trọng như: màu sắc, kích thước, hình dáng và độ tinh khiết của viên kim cương (được gọi là “4C”).
Hiện nay có hai loại giấy kiểm định kim cương phổ biến là giấy kiểm định trong nước và quốc tế:
- Giấy kiểm định trong nước gồm: PNJ, GIV và SJC.
- Giấy kiểm định quốc tế được cung cấp bởi các trung tâm kiểm định hàng đầu trên Thế giới: GIA, IGI, EGL, AGSL, HDR,… trong đó giấy kiểm định của GIA (viện đá quý Hoa Kỳ) là có giá trị nhất. Đây là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ năm 1931, chuyên giám định chất lượng kim cương, đá quý, ngọc trai và các trang sức đắt tiền.
Trong thương mại, kim cương có có chứng chỉ kiểm định quốc tế sẽ đắt hơn so với kiểm định trong nước. Tuy nhiên các các trung tâm trong nước cũng có chất lượng kiểm định kim cương với độ chính xác tương đương so với các tổ chức quốc tế.
Nếu bạn đang có kim cương không có chứng chỉ kiểm định hoặc đã bị mất hãy mang đến các trung tâm trong nước để được cấp lại thông qua việc thực hiện kiểm định kim cương.
Các loại giấy kiểm định kim cương hàng đầu quốc tế
Giấy kiểm định kim cương GIA
GIA được đánh giá là một trong các loại giấy kiểm định kim cương uy tín nhất hiện nay. Giấy kiểm định GIA được cấp bởi Viện đá quý tại Hoa Kỳ. Đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên về nghiên cứu, đánh giá chất lượng kim cương và các loại đá quý. Với sự độc lập và tính chuyên nghiệp, GIA đảm bảo tính chính xác, khách quan của những báo cáo giám định.
Nội dung chính của giấy kiểm định GIA tập trung vào các đặc tính, phẩm chất riêng biệt của mỗi viên kim cương. Từ đó, xây dựng nên căn cứ để người mua và người bán định giá.
GIA đã xây dựng lên một hệ thống tiêu chuẩn 4C định giá kim cương toàn diện. Tất cả các phòng thí nghiệm đều hoạt động dựa trên một nguyên tắc và quy trình thống nhất. Hiện nay, hệ thống dữ liệu về giấy chứng nhận kim cương GIA được sử dụng để lưu trữ các phép đo và phẩm chất của đá quý.
Mỗi viên kim cương sẽ được gắn với một mã số báo cáo GIA riêng biệt. Con số này thường được ghi ở vị trí đầu báo cáo. Trên giấy chứng nhận sẽ thể hiện những yếu tố chính để định giá kim cương bao gồm: số carat, độ tinh khiết, cấp độ màu và vết cắt.
Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo một số thông tin bổ sung như: độ hoàn thiện, độ đánh bóng, tính đối xứng, huỳnh quang kim cương, biểu đồ tỷ lệ,… Tại phần “Other Comments”, bạn sẽ thấy được tất cả thông tin khác liên quan đến viên kim cương được thể hiện ở đây.
Giấy kiểm định AGS
AGS và GIA tạo thành bộ đôi nổi tiếng trong giới giám định kim cương. AGS được thành lập vào năm 1934 lấy tên là Hiệp hội đá quý Hoa Kỳ tại Mỹ. Mục đích của tổ chức này là bảo vệ người tiêu dùng khỏi những mánh khóe, gian lận trong giao dịch mua bán kim cương.
Vào năm 1966, AGS đã xây dựng thành công hệ thống phân loại đường cắt kim cương. Với quy trình giám định tiêu chuẩn minh bạch và nghiệp vụ chuyên nghiệp AGS đã trở thành một trong các loại giấy kiểm định kim cương có độ chính xác và tin cậy cao.
Giá trị của mỗi viên kim cương sẽ được AGS đánh giá dựa trên các yếu tố chất lượng và thành phần cấu tạo. Những viên kim cương sẽ được phân loại theo từng hình dạng khác nhau: Round, Emerald, Princess, Oval,…
Trong bản báo cáo giám định cũng phân tích chất lượng kim cương theo 4 yếu tố: cấp độ màu, độ tinh khiết, vết cắt và số carat. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ tìm thấy thông tin khác về: Hiệu suất ánh sáng, độ đánh bóng, tính đối xứng,…
Điểm khác biệt lớn nhất giấy kiểm định kim cương GIA và AGS đó là việc phân cấp đánh giá chất lượng vết cất. Theo thang điểm AGS chất lượng vết cắt được xếp hạng theo thứ tự phân hạng từ 0 -10. Trong đó 0 là vết cắt hoàn hảo và giảm dần tới 10 (vết cắt có chất lượng kém). Còn theo thang điểm GIA, chất lượng vết cắt được phân loại gồm: xuất sắc, rất tốt, tốt, khá và kém.
Giấy kiểm định kim cương IGI
IGI Diamond Certification là chứng nhận kim cương được cung cấp bởi Viện Đá quý Quốc tế được thành lập tại Bỉ vào năm 1975. Tổ chức cam kết duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về tính chính trực trong việc đánh giá kim cương và đá quý.
IGI sử dụng hệ thống phân loại bằng số nhằm định lượng màu sắc, độ trong suốt và độ cắt của kim cương. Trong thang điểm từ 0 – 10 thì 0 là điểm biểu thị cho kim cương có giá trị nhất và 10 điểm là điểm của kim cương kém chất lượng nhất. Mỗi số điểm sẽ tương ứng với một cấp độ giá trị dựa trên thang phân loại kim cương của GIA (được toàn thế giới chấp nhận).
Các tiêu chuẩn đánh giá kim cương của IGI gồm:
- Trọng lượng: đo đến số thập phân thứ ba bằng cách sử dụng thang carat kỹ thuật số.
- Độ tinh khiết: được xác định bằng kính hiển vi dưới ánh sáng chuyên nghiệp, các điểm tinh khiết được vẽ trên sơ đồ hình thoi.
- Màu sắc: được phân loại bằng cách so sánh nó với những viên đá chủ có màu đã định trước.
- Hoàn thiện: lớp hoàn thiện của một viên kim cương sẽ bao gồm các yếu tố: độ bóng, độ đối xứng và tỷ lệ.
IGI sẽ cung cấp hai loại giấy kiểm định kim cương, bao gồm:
- Báo cáo kim cương của IGI: báo cáo này sẽ phân tích chi tiết đặc điểm chi tiết của kim cương.
- ID kim cương IGI: đây là tài liệu cỡ hộ chiếu, có chưa thông tin chi tiết giống với báo cáo kim cương, không có sơ đồ.
Giấy kiểm định kim cương IGI là một chứng nhận uy tín, cung cấp các phân tích toàn diện về các yếu tố quan trọng của một viên kim cương. Việc sở hữu giấy kiểm định của IGI giúp bạn chứng minh được nguồn gốc và chất lượng của kim cương, đồng thời tạo sự thuận tiên trong quá trình mua bán.
Các loại giấy kiểm định kim cương trong nước
Khi giao dịch mua bán kim cương tại Việt Nam, bên cạnh các loại giấy kiểm định kim cương quốc tế khách hàng cũng sẽ thấy sự xuất hiện một số loại giấy kiểm định trong nước. Có 3 đơn vị giám định kim cương nổi tiếng hiện nay, đó là PNJ, GIV và SJC.
Tuy nhiên nếu đánh giá về sự chính xác, uy tín thì giấy chứng nhận kim cương trong nước khó sánh được với GIA hay AGS. Song nếu xét về yếu tố tài chính và sự thuận tiện, bạn có thể cân nhắc tới các tổ chức giám định này.
Nếu bạn đang băn khoăn chưa biết mua kim cương chất lượng ở đâu thì Jemmia là sự lựa chọn hoàn hảo cho bạn. Công ty luôn cung cấp 100% kim cương mới chưa qua sử dụng có đầy đủ giấy tờ. Nhằm đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, các sản phẩm trang sức của Jemmia được bán với mức giá siêu hợp lý.
Hướng dẫn đọc giấy kiểm định kim cương
Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu về cách đọc giấy kiểm định của Viện Đá quý Hoa Kỳ (GIA) nhé, đây là phòng thí nghiệm đáng tin cậy nhất xét về các tiêu chuẩn phân loại của ngành kim cương.
GIA sẽ có hai báo cáo chính là báo cáo phân loại kim cương và Diamond Dossier.
Báo cáo phân loại kim cương: gồm tiêu chuẩn 4C – cắt, độ tinh khiết, trọng lượng carat và màu sắc, ngoài ra còn có kích thước, hình dạng chính xác, sơ đồ tạp chất của viên kim cương.
- 1: Tên phòng thí nghiệm phát hành báo cáo
- 2: Đặc điểm của viên kim cương
GIA Report Number: mã số chứng nhận kim cương của GIA, được lưu trữ và tra cứu tại: https://www.gia.edu
Shape and Cutting Style: hình dạng và kiểu cắt kim cương.
Measurements: kích thước của viên kim cương, chính xác đến từng mm.
- 3: Kết quả giám định tiêu chuẩn 4C
Carat Weight: trọng lượng carat của kim cương.
Color grade: màu sắc kim cương được đánh giá từ D – Z, vượt qua Z là kim cương màu.
Clarity grade: độ tính khiết sẽ được xác định dưới kính hiển vi và phóng đại 10X.
Cut grade: nói về cấp độ cắt của kim cương.
- 4: Thông tin bổ sung
Polish: là độ đánh bóng, dấu hiệu cho biết bề mặt kim cương nhắn như thế nào, nếu độ đánh bóng tốt có thể tạo ra ánh sáng phản xạ sắc nét và không bị biến dạng.
Symmetry (tính đối xứng): là sự so sánh về các mặt cắt đá được tạo hình, định hình .
Fluorescence (huỳnh quang): dùng để mô tả mức độ phát sáng khi tiếp xúc với tia UV (tia cực tím).
Inscription (dòng chữ laser): biểu thị cho mã số trên viền cạnh của kim cương.
- 5: Biểu đồ tỷ lệ cho thấy giác cắt: % mặt phẳng, chiều sâu, góc và độ dày viền cạnh.
- 6: Sơ đồ tham chiếu độ tinh khiết của kim cương: mô tả bao thể bên trong và các tạp chất bên ngoài.
- 7: Thang đo các tiêu chuẩn: Cut, Color, Clarity thông qua bảng hiển thị các cấp độ.
- 8: Tính năng bảo mật: Dấu bảo mật như ảnh ba chiêu, tem dập nổi hay mã sản phẩm.
Diamond Dossier: Cung cấp thông tin giống như báo cáo phân loại kim cương nhưng lại không có sơ đồ, nó bao gồm số khắc laser trên viền kim cương để xác thực. Báo cáo này chỉ áp dụng đối với kim cương nặng 0,15 – 0,19 carat.
Kim cương như thế nào thì có giấy kiểm định?
Như đã đề cập ở trên, giấy kiểm định kim cương đóng vai trò rất quan trọng trong ngành trang sức kim hoàng. Tuy nhiên, không phải viên kim cương nào cũng có được giấy kiểm định mà nó còn phải phụ thuộc vào kích thước của chúng.
Trên thực tế, kim cương có giấy kiểm định phải đạt kích thước tối thiểu từ 2,5 – 2,9mm, và nếu nhỏ hơn kích thước này thì sẽ không có giấy kiểm định. Thời gian kiểm định kim cương sẽ có kết quả trong vòng 48h.
Giấy kiểm định kim cương quan trọng như thế nào?
Giấy kiểm định là một trong những yếu tố hết sức quan trọng trong việc mua bán và sở hữu kim cương. Ngay cả những người có nhiều kinh nghiệm cũng có khả năng đối mặt với việc bị lừa mua phải kim cương giả nếu không có giấy kiểm định.
Đặc biệt, nó còn liên quan đến giá trị của một viên kim cương nên phải được kiểm định kỹ càng mới nhận ra được. Khách hàng hiện nay hoàn toàn có thể kiểm định kim cương tại các cơ quan kiểm định trên toàn quốc để đảm bảo chất lượng và có thông tin rõ hơn về các đánh giá chuyên môn của viên kim cương nếu bạn đang có ý định mua.
Hy vọng với bài viết trên thì Jemmia Diamond đã cung cấp những thông tin thật hữu ích về giấy kiểm định kim cương, giúp bạn an tâm hơn khi mua và sở hữu kim cương.