Đá đính răng kim cương nhân tạo là đá gì?
Sử dụng đá đính răng kim cương nhân tạo là một xu hướng đang được ưa chuộng. Phương pháp này sẽ tạo cho bạn nụ cười lấp lánh đặc biệt cá tính. Tuy nhiên, kim cương nhân tạo gắn răng là loại đá gì, có thật sự là kim cương không?
Đá đính răng kim cương nhân tạo là đá gì?
Theo thông tin của nhiều cơ sở nha khoa, kim cương nhân tạo đính răng được sản xuất bởi hãng Swaskoski. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng Swaskoski và kim cương nhân tạo là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau.
Trong đó, kim cương nhân tạo chỉ khác với kim cương tự nhiên ở nguồn gốc và thời gian hình thành. Còn lại, nó sở hữu đầy đủ các tính chất vật lý, hóa học của kim cương tự nhiên.
Ngược lại, Swaskoski chỉ là một dạng pha lê chì được tạo ra bằng cách nấu chảy bột SiO2. Có khoảng 32% chì được thêm vào thủy tinh để tăng chỉ số khúc xạ ánh sáng để giúp nó lấp lánh như kim cương.
Sau đó, đá Swaskoski được đánh bóng cẩn thận và cắt gọt như một viên kim cương tiêu chuẩn. Cuối cùng, một lớp phủ Aurora Borealis cũng được phủ bên ngoài để tạo cho loại đá này có hiệu ứng ánh sáng như cầu vồng.
Tuy nhiên, vì không phải là kim cương nên độ cứng của Swaskoski không cao mà chỉ dao động từ 6 đến 7 điểm Mohs. Thế nên, đá đính răng kim cương nhân tạo sẽ dễ bị trầy xước, nứt khi sử dụng.
Giá kim cương nhân tạo đính răng là bao nhiêu?
Đá đính răng kim cương nhân tạo thường có kích thước nhỏ dưới 2,2 mm. Vì vậy, chúng được xem như kim cương tấm và có giá rất rẻ chỉ từ vài chục đến vài trăm nghìn. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn loại đá chuyên dụng cho nha khoa với mức giá rẻ hơn.
Những lưu ý khi sử dụng kim cương nhân tạo gắn răng
Theo lời quảng cáo, đá đính răng kim cương nhân tạo sẽ được kết dính bằng một loại keo làm bằng nhựa thông. Vì thế, nó sẽ tạo ra độ bám tốt, an toàn và bền vững đến suốt đời. Dù vậy, sử dụng kim cương nhân tạo đính răng cũng ẩn chứa những nguy cơ nhất định:
Đá đính răng kim cương nhân tạo có thể gây sâu răng, hư răng
Muốn kim cương có hình dạng đẹp và tỏa sáng lấp lánh, nó phải trải qua quá trình cắt gọt kỳ công. Đá Swarovski dùng để đính trên răng thường mô phỏng giác cắt hình tròn của kim cương. Vì vậy, nó có phần đáy nhô lên và nhọn bên dưới.
Để hạn chế sự khó chịu, lấy lấn cấn khi bạn ăn uống, sinh hoạt, nha sĩ sẽ khoét một lỗ trên răng trước khi gắn đá vào. Nếu răng bạn có men răng yếu sẽ có thể bị nứt, vỡ khi thực hiện thao tác này.
Thêm nữa, trong quá trình ăn uống, sinh hoạt các mảng bám sẽ hình thành xung quang viên đá. Nếu vệ sinh răng không cẩn thận bạn có thể bị sâu ở vị trí này.
Những nguy cơ về sức khỏe
Như đã nói, trong đá kim cương đính răng có chứa hơn 30% chì để giúp tăng độ lấp lánh. Khi dùng làm trang trí quần áo, phụ kiện hay trang sức thì lượng chì này không đáng ngại. Tuy nhiên, môi trường trong răng miệng có nhiều enzym, acid. Răng cũng thường xuyên phải hoạt động để nghiền thức ăn.
Nếu trong quá trình này chì tiết ra ngoài hoặc viên đá rơi ra sẽ rất nguy hiểm. Góp phần gây ra các căn bệnh về gan, thận, ung thư.
Mặc dù sử dụng đá đính răng kim cương nhân tạo sẽ giúp tăng sự duyên dáng, ấn tượng của bạn. Nhưng hãy suy nghĩa thật kỹ trước khi thực hiện phương pháp này. Trên thị trường vẫn có loại đá chuyên dùng cho nha khoa, chỉ cần dán lên răng là được. Bạn có thể thử loại này với chi phí rẻ hơn và ít rủi ro hơn.
Hiện nay kim cương tự nhiên không còn là sự lựa chọn hợp lý vì mức giá quá cao, thay vào đó người dùng có thể lựa chọn Moissanite, một loại khoáng thạch có vẻ đẹp và đặc điểm tương đồng gần như hoàn toàn kim cương tự nhiên nhưng có mức giá tốt hơn rất nhiều.
Bạn hãy xem thêm:
- Bảng giá Moissanite hiện nay
- Bảng giá kim cương tự nhiên hiện nay
- 20 mẫu Moissanite cao cấp siêu Hot năm nay
- Những mẫu trang sức Moissanite sang trọng thu hút mọi ánh nhìn
Hiện tại Jemmia có 3 Showroom để quý khách hàng trải nghiệm trực tiếp trang sức Moissanite tại:
- TP.HCM: 413 Huỳnh Văn Bánh, Phường 11 , Quận Phú Nhuận, TP.HCM – Hotline: 0775 110 111
- Hà Nội: 63 Kim Mã, Quận Ba Đình , Hà Nội
- Đà Nẵng: 195 Nguyễn Hữu Thọ, Quận Hải Châu, TP.Đà Nẵng.